| Hotline: 0983.970.780

Bão số 2 suy yếu, chưa ghi nhận thiệt hại về người và tài sản

Thứ Năm 11/08/2022 , 10:15 (GMT+7)

QUẢNG NINH Bão số 2 (Mulan) đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến thời điểm này, Quảng Ninh chưa ghi nhận bất cứ thiệt hại nào về người và tài sản.

Lúc 7 giờ ngày 11/8, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 21,5 độ Vĩ Bắc, 106,9 độ Kinh Đông, trên khu vực Đông Bắc của Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49km/giờ), giật cấp 8. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 70km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.

Trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Ninh có mưa phổ biến từ trung bình đến rất to, cấp độ rủi ro ở cấp 1 (cấp thấp nhất).

Bão số 2 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới đi sâu vào đất liền.

Bão số 2 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới đi sâu vào đất liền.

Lượng mưa phổ biến từ 70-120mm, riêng Cô Tô lên đến 180-190mm; khu vực Móng Cái và Vân Đồn mưa ít hơn, lượng mưa phổ biến 30-70mm. Gió phổ biến đạt cấp 2-3, riêng vùng biển Cô Tô có gió cấp 3-5, cấp độ rủi ro đạt cấp 3 (cấp thấp nhất). Về lũ, mực nước xu thế lên chậm, đã xuất hiện lũ trên sông Ba Chẽ, cảnh báo rủi ro cấp độ 1 (cấp thấp nhất).

Trước đó, ngày 10/8, tỉnh Quảng Ninh cũng đã yêu cầu dừng các cuộc họp không cần thiết để tập trung ứng phó bão, đồng thời, thực hiện cấm biển từ 12 giờ ngày 10/8/2022. Tỉnh đã thành lập 4 đoàn công tác đi kiểm tra công tác phòng, chống bão trên địa bàn tỉnh.

Để đảm bảo công tác phòng chống bão diễn ra nhanh chóng, kịp thời, các địa phương đã huy động 1.010 cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ và 500 cán bộ, chiến sĩ lực lượng của Bộ Quốc phòng và Quân khu III đóng trên địa bàn; 14 xe ô tô, 6 tàu, 22 xuồng và các loại trang thiết bị, phương tiện khác.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh đã bắn pháo hiệu báo bão kêu gọi, thông báo cho tàu thuyền về nơi tránh trú tại các điểm quy định trong đêm ngày 10/8/2022.

Các ngành chức năng cũng đã thông tin đến các tàu thuyền, các hộ dân nuôi trồng thủy sản đảm bảo an toàn các lồng nuôi.

Đã có 398 tàu du lịch, 98 tàu vận chuyển khách tuyến đảo nhận được lệnh cấm biển và về nơi tránh trú trước 17 giờ ngày 10/8; có 6.250 tàu cá các loại đã neo đậu an toàn tại các cảng cá trong và ngoài tỉnh.

Tại cảng Tuần Châu (TP Hạ Long), các tàu du lịch đã về nơi tránh trú bão an toàn. Ảnh: Nguyễn Thành

Tại cảng Tuần Châu (TP Hạ Long), các tàu du lịch đã về nơi tránh trú bão an toàn. Ảnh: Nguyễn Thành

Toàn tỉnh có 14.502 ô lồng nuôi thủy sản với khoảng gần 700 lao động đã được thông tin về bão và đã triển khai gia cố và đưa người lên bờ từ sáng ngày 10/8/2022. Các hồ chứa và đê điều an toàn, vận hành bình thường.

Theo báo cáo nhanh từ các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, đến thời điểm hiện tại chưa xảy ra thiệt hại về người và tài sản.

Rạng sáng 11/8, bão đã đổ bộ vào địa phận tỉnh Quảng Ninh, tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu. Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ninh, rãnh áp thấp đi qua Bắc Bộ được thiết lập và duy trì đến khoảng ngày 16/8.

Vì vậy, mưa lớn còn tiếp tục kéo dài đến khoảng ngày 16/8, cường độ mưa giảm, rải rác mưa vừa, có nơi mưa to, lượng mưa phổ biến 30-70mm/24h. Do mưa lớn nhiều ngày nên nguy cơ cao xuất hiện sạt lở ở những khu vực có kết cấu yếu. Đồng thời, triều cường còn duy trì trong 1-2 ngày tới, kết hợp mưa lớn, làm gia tăng mức độ ngập lụt.

Để đảm bảo an toàn, các địa phương cần tiếp tục tuyên truyền, ngăn chặn không để người dân ra sông, suối bắt cá, vớt củi, bơi lội, sẵn sàng giải tỏa các điểm du lịch dã ngoại tự phát ven sông, suối khi xuất hiện tình huống mưa lũ trên địa bàn.

Các địa phương cũng cần chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng triển khai các biện pháp ứng phó, tổ chức khắc phục hậu quả kịp thời. Nhất là lưu ý hình thái mưa lớn kéo dài có nguy cơ ảnh hưởng đến các khai trường, bãi thải mỏ gần khu dân cư, vùng hạ du các hồ chứa nước, công trình trên đồi cao nằm trong khu đô thị, gần khu dân cư.

Khơi thông hệ thống thoát nước, dọn dẹp đất đá từ trên cao tràn xuống khu dân cư, đường giao thông. Đặc biệt, cần rút kinh nghiệm trong thời gian qua, rà soát lại và vận động nhân dân tạm di dời xa các vị trí kè chắn đất tự xây không đảm bảo, đề phòng trường hợp mưa kéo dài gây sạt lở. Bố trí người trực canh, kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại các vị trí ngập sâu, nước siết, sạt lở.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp (ở giữa) làm việc với tỉnh Quảng Ninh về công tác phòng chống bão số 2. Ảnh: Cường Vũ

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp (ở giữa) làm việc với tỉnh Quảng Ninh về công tác phòng chống bão số 2. Ảnh: Cường Vũ

Trước khi bão đổ bộ vào đất liền, chiều ngày 10/8, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, Phó trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai đã có buổi làm việc với tỉnh Quảng Ninh về việc phòng chống bão số 2.

Thứ trưởng nhấn mạnh, theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ đêm 10/8, do ảnh hưởng của bão sẽ gây mưa lớn trên phạm vi các tỉnh Thái Bình, Ninh Bình, Quảng Ninh với lượng mưa phổ biến 70 – 100mm/24 giờ, có nơi trên 150mm và có khả năng kéo dài, tiềm ẩn nguy cơ gây sạt lở đất, ngập úng cục bộ.

Do vậy, ngoài việc khẩn trương ứng phó với tình huống bão, Quảng Ninh cần tiếp tục chủ động ứng phó với tình huống mưa lớn, tập trung vào chỉ đạo các địa phương, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ. Theo đó, chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng triển khai các biện pháp ứng phó và tổ chức khắc phục hậu quả mưa lớn kịp thời. Đặc biệt lưu ý hình thái mưa lớn kéo dài có nguy cơ ảnh hưởng đến các khu dân cư, vùng hạ du các hồ chứa nước, công trình trên đồi cao nằm trong khu đô thị, gần khu dân cư.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT cũng yêu cầu Quảng Ninh cần rút kinh nghiệm các trận mưa lớn trong những năm qua, rà soát lại và vận động người dân tạm di dời xa các vị trí kè chắn đất tự xây không đảm bảo đề phòng trường hợp mưa kéo dài  gây sạt trượt đất.

Cùng với đó, bố trí người trực canh, kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại các vị trí đường ngầm, nơi ngập sâu...; trong trường hợp người dân không đồng thuận phải sử dụng biện pháp cưỡng chế để đảm bảo an toàn tính mạng.

Đặc biệt, ông Nguyễn Hoàng Hiệp yêu cầu Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Đông Bắc cần chủ động kiểm tra, rà soát lại phương án ứng phó mưa lớn tại khai trường, hầm lò; các vị trí công trình chống  sạt lở bãi thải mỏ, không để xảy ra tình huống bất ngờ.

Về các công trình thủy lợi, đê điều trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, đến ngày 10/8/2022, dung tích các hồ chứa lớn đạt khoảng 240/313 triệu m3 (76,85% dung tích thiết kế), các hồ chứa đang được vận hành bình thường. Căn cứ tình hình thực tế sẽ điều tiết để đảm bảo an toàn công trình nếu xuất hiện tình huống mưa to kéo dài.

Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Làng nướng cá Diễn Vạn đỏ lửa

Nghề nướng cá tại đất biển Diễn Vạn có từ hàng chục năm rồi, bất kể nắng mưa, những bếp lửa rực đỏ bốn mùa, người làm tất bật từ sáng sớm đến đêm khuya.

Bình luận mới nhất