Sau nhiều ngày thâm nhập với vai trò là người buôn heo, nhóm phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam đã tiếp cận được một số trùm, đầu nậu, cò heo lậu xuyên biên giới tại Lộc Ninh (Bình Phước).
Trailer.
Gian trá
Thận trọng
Thủ đoạn tinh vi
Đó là những gì mà các đối tượng nhập heo lậu trên địa bàn huyện Lộc Ninh nhằm qua mắt cơ quan chức năng suốt nhiều tháng qua.
Liệu các cơ quan chức năng của tỉnh Bình Phước có ‘bất lực’ trước thực trạng này.
Vào phóng sự.
Đây là công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc ngăn chặn heo lậu và vận chuyển động vật trái phép từ các tỉnh biên giới vào Việt Nam.
Các cơ quan báo chí phản ánh thì thì vẫn cứ phản ánh….Còn các đầu nậu vẫn cứ vô tư nhập lậu lợn hơi từ Campuchia vào nước ta cả ngày lẫn đêm….
Bởi lợi nhuận mà nó mang lại là vô cùng to lớn, thế nên các đối tượng sẵn sàng bất chấp các quy định của pháp luật.
Biên giới đồn Cửa khẩu Quốc tế Hoa Lư, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước những ngày cuối năm, nườn nượp các xe chở lợn từ bên kia biên giới vào Việt Nam.
Trong vai một thương lái cần nguồn hàng bán để Tết, nhóm phóng viên báo Nông nghiệp Việt Nam đã tiếp cận được các mối buôn tại đây.
Theo quan sát cứ 500 mét là lại có một chốt trực cảnh giới như thế này. (Hiệu ứng chụp ảnh tạch…. Tạch….)
Và chưa đầy một tiếng lại xuất hiện những chiếc xe chuyên dụng chưa lắp sàn băng băng trên tuyến quốc lộ để chờ ‘ăn hàng’.
Theo người dân sinh sống tại đây, tình trạng xe chở lợn nhập lậu chạy qua đây đã diễn ra suốt nhiều tháng qua, ngày ít cũng phải vài chuyến, ngày nhiều xe chạy từ đêm tới sáng.
Phỏng vấn.
Chủ nhà nghỉ.
Sub: Xe heo công ty chạy ban ngày, còn xe heo lậu chạy ban đêm. Đấy xe heo đấy. Bây giờ xe vào, từ 12 giờ chở đến sáng.
Không nghĩ rằng việc buôn lậu lại có thể diễn ra dễ dàng đến thế, nhóm phóng viên tiếp cận được ông Huệ, một cò buôn khét tiếng tại đây, ông này luôn miệng khẳng định, muốn số lượng bao nhiêu cũng đều có, đã chốt là phải lấy mà có gặp rủi ro thì người mua phải tự chịu.
Phỏng vấn.
Ông Huệ:
Sub: Chuột là con heo đó.
Đầu nậu Campuchia.
Sub: Phần lớn số heo này là heo của Thái Lan, được thương lái Campuchia nhập lậu về rồi bán lại cho phía Việt Nam. Chỉ cần báo trước một ngày là có hàng.
Tiếp tục tìm đến một đầu nậu khác được người dân địa phương giới thiệu. Chúng tôi tiếp cận và làm quen với Thọ. Một trùm buôn có tiếng uy tín tại đây, với phương châm “tiền trao - cháo múc”. Ông Thọ sẽ giúp chúng tôi nhập heo lậu từ campuchia về đến Việt Nam, giá sẽ cao hơn và chúng tôi phải đặt cọc.
Phỏng vấn.
Phóng viên: Trước mắt em lấy 5 đến 10 tấn.
Đầu nậu.: 5, 10 tấn mà đi cái gì?
Phóng viên: Chứ bao nhiêu mới đi được anh?
Đầu nậu: Phải 20 - 30 tấn trở lên.
Phóng viênb: Đặt cọc khoảng bao nhiêu thì được anh?
Đầu nậu: Đặt cọc từ 600 đến 800 triệu đồng.
Vì không muốn mất cọc, nhóm điều tra tiếp tục tìm đến một người tên Cường, được mệnh danh là ông trùm cò hàng nhập lậu, từ thuốc lá, pháo cho đến gia súc, gia cầm…
Phỏng vấn.
Cò Cường: Giá thì hôm qua đã nói trước với thằng Thuận rồi, tôi chỉ biết giờ dẫn người qua gặp thằng Thuận thôi.
Từ ông trùm buôn lậu này, nhóm phóng viên đã tiếp cận được một tay buôn khét tiếng với biệt danh là Thuận “mát”.
Chỉ sợ chúng tôi không có sức để mà mua đó là lời khẳng định của Thuận “mát” , chúng tôi nhập bao nhiêu cũng được nhưng phải từ 30 tấn thì mới đứng ra để nói chuyện. Chỉ giao hàng tại địa bàn huyện Lộc Ninh, nếu không đáp ứng đủ điều kiện, Thuận “mát” nhất định không hợp tác.
Ông Thuận:
Sub: Lợn bên tôi 20.000/kg, muốn lấy nhiêu cũng có hàng. Từ 100 tấn đến 200 tấn. Mà tôi nói trước tôi chỉ chuyển đến cầu Cần Lê thôi. Còn đi đâu thì các anh tự giải quyết.
Gian trá, lươn lẹo và cẩn trọng đó là những gì mà các đối tượng nhập heo lậu trên địa bàn huyện Lộc Ninh đang thực hiện để thu lời bất chính và qua mặt cơ quan chức năng.
Vậy các cơ quan chức năng của tỉnh Bình Phước đang ở đâu khi để xảy ra tình trạng heo lậu được nhập lậu công khai vào trong nước.
Nếu không giải quyết triệt để vấn nạn này, thì ngành chăn nuôi trong nước khó khăn sẽ chồng chất khó khăn.