| Hotline: 0983.970.780

Tình hình heo nhập lậu: [Bài 2] 'Thích bao nhiêu cũng có'

Thứ Sáu 26/01/2024 , 08:50 (GMT+7)

'Heo của Campuchia thì thích nhiêu cũng có, 100 đến 200 tấn cũng có và bao giao hàng…', ông trùm buôn lậu cho hay.

Nguồn tin của Báo Nông nghiệp Việt Nam cung cấp hình ảnh các đối tượng bất chấp vi phạm pháp luật để tuồn heo lậu từ ngoại biên vào nội địa.

Nguồn tin của Báo Nông nghiệp Việt Nam cung cấp hình ảnh các đối tượng bất chấp vi phạm pháp luật để tuồn heo lậu từ ngoại biên vào nội địa.

Để tiếp tục tìm hiểu về cách thức đưa heo vượt biên, nhóm phóng viên của Báo Nông nghiệp Việt Nam đã hoá thân thành người buôn heo để tiếp cận "ông trùm".

Chọn mặt gửi vàng

Trong quá trình rong ruổi khắp các nẻo đường vùng biên để tìm nguồn hàng, thấy chúng tôi thiếu hiểu biết về heo nên một người tự giới thiệu tên C. đã có nhiều năm kinh nghiệm buôn lậu đồng ý bắt mối. C. giới thiệu rằng, tuy đã giải nghệ nhưng có mối quan hệ rất rộng với thế giới ngầm nơi biên giới. Chúng tôi quyết định chọn C. để “gửi vàng”. Từ C., chúng tôi đã có cơ hội chạm mặt với một tay buôn khét tiếng, có bí danh T "mát", chỉ cần nhắc đến T., giới buôn lậu vùng biên ai cũng biết.

Chúng tôi quyết định lấy C. để 'chọn mặt gửi vàng'.

Chúng tôi quyết định lấy C. để “chọn mặt gửi vàng”.

Để đến được địa bàn của T., dưới sự dẫn đường của C., chúng tôi phải chạy qua rất nhiều con đường vòng vèo với vô số ngã rẽ, khi đến con hẻm chỉ vừa lọt chiếc ô tô với bề rộng khoảng 2m, dài 500m, hai bên cây cối um tùm, chúng tôi đã phát giác thấy mối nguy “chỉ có đường vào không có đường ra”. Lúc sau, một ngôi nhà xây theo kiểu hiện đại với đầy đủ tiện nghi do T. làm chủ hiện lên, thì C. cho biết, đây chỉ là nơi T. thực hiện các hợp đồng buôn lậu.

Tại đây, khi tiếp xúc với những người lạ mặt như chúng tôi, T. không ngần ngại thể hiện là tay buôn sành sỏi, “đàn anh” trong giới buôn lậu nhưng rất cảnh giác. Dù nhà rất lớn nhưng T. yêu cầu chúng tôi lên căn chòi lục giác có không gian rất chật hẹp. Bên cạnh đó, T. còn bố trí 4 đàn em “đầu gấu” ngồi bao vây, quan sát mọi nhất cử nhất động của chúng tôi. 

Theo tiết lộ của T., hiện trong tay mình có không dưới chục đàn em, tài sản không dưới trăm tỷ, T. còn là chủ sở hữu sới bạc bên Campuchia. Sau nhiều năm làm ăn “thuận buồm xuôi gió”, đến thời điểm hiện tại, ngoài khối tài sản khổng lồ nhiều người mơ ước, T. đang ấp ủ kế hoạch rút lui, bằng dự định vung tiền tỷ mua lại hơn 1.700 ha tràm làm nơi “hạ cánh” an toàn.

Quá trình bàn chuyện T. tỏ ra rất cảnh giác với chúng tôi.

Quá trình bàn chuyện T. tỏ ra rất cảnh giác với chúng tôi.

Thấy bắt được nhịp của T., chúng tôi đề xuất sang chuyện buôn heo thì lúc này T. mới trải lòng. Theo anh ta, để đưa được heo qua biên giới rất tốn kém, 1 con hay 10 tấn, 100 tấn cũng như nhau, để đủ chi phí lo đường, hợp đồng giao dịch tối thiểu phải từ 30 tấn trở lên. Ngoài ra, với mối quan hệ của mình, T. sẽ bảo kê trên đất Lộc Ninh, thậm chí có thể giao heo tại khu vực cầu Cần Lê (giáp ranh giữa huyện Lộc Ninh với huyện Bình Long) điểm này cách biên giới tầm 45 km.

“Heo của Campuchia thích lấy bao nhiêu cũng được, 100 đến 200 tấn cũng có hàng, nhưng anh chỉ bao cho các chú giao heo trong địa phận huyện Lộc Ninh, ra khỏi địa bàn Lộc Ninh các chú tự lo. Đồng thời, các chú phải báo số lượng heo cần lấy ít nhất 2 ngày để anh phân phối nguồn hàng”, T. khẳng định.

Sau khi chia sẻ xong phương thức giao dịch, T. giao 2 đàn em tiếp tục làm việc với chúng tôi, và lập tức T. mất hút ngay sau đó.

Ảnh hưởng nghiêm trọng

Những ngày cận tết Giáp Thìn, giá heo hơi đã bắt đầu tăng trở lại, dao động 52.000-58.000 đồng/kg, vì thế, nhập lậu heo trót lọt sẽ mang đến lợi nhuận lớn cho giới buôn lậu. 

Trong đơn gửi tới Thủ tướng mới đây, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết, 2 tuần đầu năm 2024, mỗi đêm có 6.000-7.000 con heo từ Campuchia nhập lậu vào Việt Nam. Theo tính toán của Hiệp hội này, số lượng heo nhập lậu đang chiếm khoảng 30% sản lượng chăn nuôi trong nước bán ra mỗi ngày. Với giá bán quanh mốc 50.000 đồng/kg heo hơi, khiến người chăn nuôi trong nước thua lỗ vì phải bán dưới giá thành sản xuất.

Ngoài ra, Hiệp hội cho rằng heo nhập lậu tràn lan làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh. Tương lai, đàn heo nội địa sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng gây thiếu hụt nguồn cung trong nước.

Vòi bạch tuộc của 'heo lậu' vẫn chưa bị chặt đứt.

Vòi bạch tuộc của “heo lậu” vẫn chưa bị chặt đứt.

"Nhiều năm qua, ngành chăn nuôi trong nước đã chịu áp lực từ dịch bệnh Covid-19, dịch tả heo Châu Phi... nên thua lỗ liên miên. Nhiều trang trại hoặc hộ chăn nuôi phải giảm đàn, ngưng sản xuất. Minh chứng, cách đây 10 năm, cả nước có 10 triệu hộ chăn nuôi, đến 2021 còn 4 triệu hộ, nay còn không tới 2 triệu hộ. Nếu không sớm ngăn chặn nhập lậu và có các giải pháp đồng bộ, nhiều vùng có nguy cơ bị xóa sổ về chăn nuôi”, ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, nêu trong đơn.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam bộ Nguyễn Văn Ngọc cho biết thêm, muốn kiểm soát tốt hoạt động nhập khẩu thịt các loại, cần tổ chức truy xuất nguồn gốc thật nghiêm. Trong thực tế, sản phẩm trong nước bắt buộc phải truy xuất nguồn gốc nhưng sản phẩm nhập khẩu thì không.

Người chăn nuôi heo đang bị khó khăn bủa vây bởi vấn nạn heo lậu. 

Người chăn nuôi heo đang bị khó khăn bủa vây bởi vấn nạn heo lậu. 

“Trong khi hàng Việt muốn xuất khẩu phải đáp ứng hàng loạt điều kiện ràng buộc nhưng thịt heo nhập khẩu vào Việt Nam quá đơn giản nên chưa kiểm soát tốt. Do vậy theo tôi, truy xuất nguồn gốc với hàng nhập nữa mới công bằng. Hơn nữa, các quốc gia khác muốn kiểm soát hàng nhập khẩu cũng đòi hỏi giấy truy xuất nguồn gốc. Chứ sản phẩm nhập chính ngạch nhưng lại không công khai nguồn gốc, kiểm tra theo tỉ lệ sẽ rất dễ xảy ra tình trạng gian dối, thông đồng để đưa hàng kém chất lượng vào Việt Nam”, ông Ngọc chia sẻ.

Mặc dù được sự cam kết của T. về việc tiếp nhận heo lậu tại khu vực giáp ranh giữa huyện biên giới Lộc Ninh và Bình Long, tuy nhiên nhóm phóng viên nhận thấy, để đưa được heo từ đây về TP.HCM là cả một vấn đề. Gian trá nhưng cẩn trọng, đó là những gì các đối tượng nhập heo lậu trên địa bàn huyện Lộc Ninh đang thực hiện để qua mắt lực lượng chức năng, nhằm thu lợi bất chính. Nếu không giải quyết triệt để vấn nạn này sẽ đem lại hệ lụy không nhỏ cho ngành chăn nuôi nói chung và người chăn nuôi heo Việt Nam nói riêng.

Xem thêm
Báo chí phải phản ánh hào khí và sức vươn lên của dân tộc

Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với báo chí cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại.

Lai Vung tỏa sáng Ngày hội tôn vinh nghề truyền thống

Đồng Tháp Ngày hội tôn vinh Nghề truyền thống không chỉ là sự kiện giao lưu văn hóa mà là nền tảng xây dựng huyện Lai Vung hiện đại, văn minh và mang bản sắc đậm đà.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng là 500.000 đồng

Bộ LĐ-TB-XH đề xuất kể từ ngày 1/7, mức trợ cấp hưu trí xã hội là 500.000 đồng cho người từ đủ 75 tuổi trở lên không có lương hưu.