Thiếu nhân viên thú y cơ sở khiến cho việc phòng, chống dịch tại Bắc Kạn gặp khó khăn do có nhiều thôn vùng cao, dân cư thưa thớt, chăn nuôi nhỏ lẻ chủ đạo.
Kiện toàn thú y cơ sở để nâng cao hiệu quả phòng dịch
Thiếu nhân viên thú y cơ sở khiến cho việc phòng, chống dịch tại Bắc Kạn gặp khó khăn do có nhiều thôn vùng cao, dân cư thưa thớt, chăn nuôi nhỏ lẻ chủ đạo.
Tân Sơn là xã duy nhất của huyện Chợ Mới chưa kiện toàn được chức danh thú y viên. Gần 2 năm nay, chị Bàn Thị Loan vừa làm cán bộ địa chính - xây dựng của xã vừa kiêm thêm chức danh thú y viên. Mỗi khi chuẩn bị tiêm phòng, chị Loan phải đi từng thôn rà soát, thống kê đàn vật nuôi, tranh thủ thời gian ngoài giờ để tiêm phòng đạt kế hoạch. Xã Tân Sơn có tổng đàn vật nuôi gần 10.000 con, trong đó đàn trâu, bò tập trung ở thôn vùng cao, người dân thường thả rông. Việc chưa có cán bộ thú y chuyên trách càng khiến việc tiêm phòng và phòng chống dịch gặp nhiều khó khăn.
Phỏng vấn: Chị BÀN THỊ LOAN, Công chức xã Tân Sơn, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn
(Với khối lượng công việc nhiều triển khai tiêm phòng chưa đạt tỷ lệ cao,chăn nuôi thú y kiêm nhiệm toàn loàm ngoài giờ, trong giờ hành chính còn làm chuyên môn).
Phỏng vấn: Ông TRIỆU VĂN SƠN, Chủ tịch UBND xã Tân Sơn, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn
(Phòng chống dịch trên đàn vật nuôi, cuối năm trong quá trình thực hiện xin nghỉ nên xã bố trí một công chức phụ trách, gần đây dịch bệnh không có ổ dịch lớn, địa hình rất khó khăn, một số thôn vùng cao rất xa nên có lúc dịch bệnh thì công tác phòng chống dịch chưa kịp thời).
Tỉnh Bắc Kạn hiện còn 6 xã chưa có nhân viên thú y cấp xã và có nhiều cán bộ thú y cấp xã phải kiêm nhiệm các chức danh không chuyên trách khác. Ngoài ra, tỉnh Bắc Kạn cũng còn 4 xã có cán bộ phụ trách thú y nhưng không có trình độ chuyên môn về chăn nuôi, thú y, 18 xã cán bộ phụ trách thú y chỉ có trình độ sơ cấp
Tại Bắc Kạn, địa hình chủ yếu đồi núi, giao thông khó khăn, người dân chủ yếu là chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ nên khi dịch bệnh xảy ra, công tác khống chế, tiêu hủy động vật mắc bệnh đôi lúc chưa ứng kịp thời do không đủ nguồn nhân lực có chuyên môn. Hàng năm việc tiêm phòng vacxin trên đàn vật nuôi cũng phải triển khai trong thời gian dài do thiếu nhân lực, tỷ lệ tiêm phòng hàng năm trên đàn vật nuôi đạt thấp.
Thiếu thú y có sở có chuyên môn cũng khiến việc thăm nắm tình hình dịch bệnh tại các thôn, bản vùng cao không được thường xuyên. Ở những khu vực này, nhiều hộ chăn nuôi còn mua con giống trôi nổi trên thị trường. Thực tế cho thấy, hầu hết các ổ dịch tả lợn Châu Phi tại Bắc Kạn đều xuất phát từ các nông hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ở thôn bản.
Phỏng vấn: Ông ĐỖ XUÂN VIỆT, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi – Thú y tỉnh Bắc Kạn
(Đối với dịch tả lợn Châu Phi nếu như làm tốt công tác cách ly, như các trang trại đã làm tốt, tuy nhiên ở các huyện chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ thì các dự án liên kết thì làm tốt công tác phòng chống dich).
Tại Bắc Kạn, hiện nay dịch tả lợn Châu Phi vẫn diễn biến phức tạp, từ tháng 7 năm 2023 đến nay, dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại gần 190 hộ thuộc 7 huyện, thành phố làm chết và tiêu hủy gần 700 con lợn. Để ngăn chặn dịch, tỉnh Bắc Kạn đã tiêm phòng thí điểm vacxin làm cơ sở để tỉnh nghiên cứu, xem xét, lựa chọn loại vacxin phù hợp để tiêm phòng rộng rãi trong thời gian tới.