Mô hình trồng táo trong nhà màng của anh Nguyễn Đức Toàn tại Đồng Nai giúp giảm sâu bệnh, tiết kiệm chi phí và tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
Đây là hình ảnh mô hình trồng táo trong nhà màng với diện tích 2500m2 của anh Nguyễn Đức Toàn, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Với cách làm này, mỗi đợt thu hoạch, gia đình Anh Toàn thu lợi nhuận khoảng 60 triệu đồng.
Anh NGUYỄN ĐỨC TOÀN - Xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
Làm nhà màng này lợi thế cho cây là không có bướm vào để sinh ra sâu phá hoại cây của mình, cái thứ 2 nữa là tránh được con hút chích, vì quả táo rất nhạy cảm vì con hút chích, thứ 3 là hạt mưa rớt trên nhà màng xuống thì hạt mưa nhuyễn, không ảnh hưởng đến hoa táo.
Theo anh Toàn, táo được trồng sẽ giúp giảm chi phí sản xuất lên đến 70% vì không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp che bớt sương muối làm thiu lá, gẫy cành, rụng bông, trái. Đồng thời, giúp điều tiết khí hậu, tạo môi trường thuận lợi cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Anh NGUYỄN ĐỨC TOÀN - Xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
Mình bảo vệ cái nhà màng này, là ngăn ngừa được côn trùng, không tốn chi phí sử dụng thuốc bvtv có hại cho sức khỏe, đem lại cái cây an toàn cho người tiêu dùng.
Ông ÔN VĂN THANH - Chủ tịch Hội Nông dân xã Mã Đà
Nói về mô hình trồng táo hiện nay đang được phát triển rất ở xã Mã Đà, vì được trồng trong nhà màng và sử dụng toàn bằng phân hữu cơ không hề có phân hóa học, cho chất lượng táo ngon, dòn, ngọt. Với cái mô hình táo được phát triển với thỗ nhưỡng hợp như vậy, thì tới đây phía bà con nông dân của xã sẽ tiếp tục phát triển thêm, hiện tại từ diện tích 2 đến 3 xào nhưng tới đây sẽ lên gần 2 ha.
Mô hình trồng táo trong nhà màng của anh Nguyễn Đức Toàn tại xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp giảm thiểu sâu bệnh đáng kể. Phương pháp này giảm tới 70% chi phí sản xuất, không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Với lợi ích như điều tiết khí hậu và bảo vệ cây trồng khỏi sâu bệnh, mô hình này đang được khuyến khích mở rộng tại địa phương.