Tiết kiệm gần 3 tỷ m3 nước tưới vụ đông xuân 2023 - 2024. Nghề nghêu Bến Tre lần thứ 3 đạt chứng nhận khai thác bền vững. Thích ứng thời tiết bất thường bằng nhà màng hiện đại. Nông dân trồng thanh long ruột đỏ trên vùng đồi cát.
Tiết kiệm gần 3 tỷ m3 nước tưới vụ đông xuân 2023 - 2024
NGUYỄN THỦY SX
Phát biểu tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm của cục thuỷ lợi, sáng 26/6, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Hoàng Hiệp biểu dương những kết quả mà cục đac đạt được trong 6 tháng đầu năm. Nổi bật, cục thủy lợi đã kết hợp với EVN điều tiết nước tưới vụ đông xuân tiết kiệm gần 3 tỷ mét khối nước, được Thủ tướng biểu dương. Cùng với tiết kiệm nước tưới, việc tích nước, phát điện hợp lý, không xả nước cũng giúp sản lượng điện tăng 15% dù không có nguồn điện mới.Để tập trung một số hoạt động lớn vào cuối năm 2024, thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp chỉ đạo Giải quyết dứt điểm thể chế, chính sách, giải quyết tình trạng 56.000 hộ tại ĐBSCL vẫn thiếu nước sạch, chuẩn bị cho Hội nghị nước sạch nông thôn toàn quốc, Cố gắng thu hút thêm vốn ODA để thực hiện một số nhiệm vụ nghiên cứu...
Nghề nghêu Bến Tre lần thứ 3 đạt chứng nhận khai thác bền vững
Văn Vũ sản xuất
Hội đồng biển quốc tế về khai thác thủy sản bền vững vừa cấp chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn MSC cho con nghêu và nghề khai thác nghêu Bến Tre lần thứ ba, có giá trị đến năm 2029. Trước đó, nghêu Bến Tre đạt chứng nhận MSC lần đầu năm 2009 và được duy trì công nhận lần hai vào năm 2016.Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, nghề quản lý và khai thác nghêu đạt tiêu chuẩn MSC sẽ mang lại nhiều giá trị tích cực về bảo vệ nguồn lợi, bảo tồn và đa dạng sinh học; đảm bảo phát triển bền vững, ổn định hệ sinh thái vùng bãi triều ven biển. Để tiếp tục duy trì và phát triển nghề quản lý và khai thác nghêu bền vững, địa phương đã hỗ trợ cho hợp tác xã thủy sản, cộng đồng người dân thực hiện ba bộ nguyên tắc của tiêu chuẩn MSC.Ngoài ra, để đáp ứng tiêu chuẩn MSC, Bến Tre phải bảo tồn nguồn lợi nghêu giống bố mẹ, quy hoạch khai thác hợp lý và bảo vệ tốt nguồn nghêu giống tự nhiên hiện có; thực hiện điều tra sản lượng, thành phần loại trên bãi nghêu để làm cơ sở dữ liệu phục vụ cho đánh giá hàng năm.
Thích ứng thời tiết bất thường bằng nhà màng hiện đại
Lê Bình sản xuất
Để thích ứng khi Nam Bộ bước vào mùa mưa và thời tiết diễn biến bất thường, nhiều hộ trồng rau tại Đồng Nai đã đầu tư nhà màng để trồng trọt. Không chỉ loại trừ rủi ro về thời tiết, nhà màng còn giúp cây rau màu hạn chế sâu bệnh. Nhờ đó, nông dân không phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, được người tiêu dùng ưa chuộng. Đặc biệt, trong những đợt mưa to kéo dài, rau quả của những hộ này vẫn phát triển tốt. Tùy vào từng loại rau, mỗi nhà màng cho thu hoạch từ 200 - 400 triệu đồng/ năm.Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Hội nông dân Đồng Nai chia sẻ, trồng rau quả trong nhà màng chỉ tốn chi phí cao cho đầu tư ban đầu, về sau chi phí vật tư rất thấp, ít sâu bệnh, năng suất cao, dễ bán nên lợi nhuận cao hơn trồng rau truyền thống.
Nông dân trồng thanh long ruột đỏ trên vùng đồi cát
Tâm Phùng – Tâm Đức
Trên vùng đồi cát pha sỏi thuộc xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, gia đình chị Nguyễn Thị Xêm đã trồng khoảng 200 gốc thanh long ruột đỏ trên diện tích khoảng 1.000 m2. Dù vào thời điểm nắng nóng và khô hạn, nhưng cây thanh lonbg vẫn phát triển, cho quả thu hoạch vào những ngày cuối tháng 6. Với lứa thu hoạch đầu tiên cho khoảng 1 tấn quả. Giá bán cho thương lái tại vườn 30 nghìn đồng mỗi kg, gia đình thu về khoảng 30 triệu đồng.Tuy là địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, nhưng thanh long đang nổi lên là cây trồng giúp người dân ổn định sản xuất, tăng thu nhập. Qua đó, đồng hành cùng huyện Bố Trạch về đích nông thôn mới.