| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam - Ba Lan thúc đẩy hàng loạt hợp tác lĩnh vực nông nghiệp

Chủ Nhật 21/05/2023 , 21:21 (GMT+7)

Trong khuôn khổ chuyến thăm Ba Lan từ ngày 18-20/5, Thứ trưởng NN-PTNT Phùng Đức Tiến đã dự Phiên họp lần thứ 2 Nhóm Công tác về Nông nghiệp giữa Việt Nam và Ba Lan.

Ngày 19/5, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến và Thứ trưởng NN-PTNT Ba Lan Lech Kolakowski chủ trì Phiên họp lần thứ 2 Nhóm Công tác về Nông nghiệp giữa Việt Nam. 

Ngày 19/5, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến và Thứ trưởng NN-PTNT Ba Lan Lech Kolakowski chủ trì Phiên họp lần thứ 2 Nhóm Công tác về Nông nghiệp giữa Việt Nam. 

Chuyến thăm diễn ra theo lời mời của ông Lech Kołakowski, Thứ trưởng NN-PTNT Ba Lan. Tại đây, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng đã thăm và làm việc song phương với các cơ quan thuộc Bộ NN- PTNT Ba Lan.

Ngày 19/5, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến và Thứ trưởng NN-PTNT Ba Lan Lech Kolakowski đã chủ trì Phiên họp lần thứ 2 Nhóm Công tác về Nông nghiệp giữa Việt Nam và Ba Lan tại Thủ đô Warsaw, Ba Lan.

Tại đây, hai Thứ trưởng đồng chủ trì Phiên họp kiểm điểm lại các nội dung được cam kết trong Biên bản Phiên họp lần thứ nhất Tổ công tác kể từ lần tổ chức đầu tiên tại Hà Nội hồi tháng 6/2022. Đồng thời, hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình triển khai các hoạt động hợp tác trong nhiều lĩnh vực.

Về thú y, hai bên khẳng định sự quan tâm đến việc tiếp tục hợp tác song phương trong lĩnh vực này. Hai bên đã đàm phán về giấy chứng nhận đối với thịt gia cầm và các sản phẩm từ thịt gia cầm (bao gồm: gà (Gallus gallus), gà tây (Meleagris gallopavo), ngỗng (Anser), vịt (Anas) để xuất khẩu thịt vịt và thịt ngỗng và một số sản phẩm thịt từ Ba Lan sang Việt Nam theo quy định của hai nước và thông lệ quốc tế. Đồng thời, hai bên đã khẳng định rằng giấy chứng nhận để xuất khẩu thịt bò của Ba Lan sang Việt Nam sẽ được hoàn tất phù hợp với các quy định của hai nước và thông lệ quốc tế càng sớm càng tốt.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị Ba Lan xem xét nghiên cứu nhập khẩu rau quả tươi, hoa quả đóng hộp cho thị trường Ba Lan và các nước thuộc EU lân cận. 

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị Ba Lan xem xét nghiên cứu nhập khẩu rau quả tươi, hoa quả đóng hộp cho thị trường Ba Lan và các nước thuộc EU lân cận. 

Về kiểm dịch thực vật, đại diện hai Bộ đã trao đổi về tình hình đàm phán về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả việt quất tươi của Ba Lan sang Việt Nam. Hai bên khẳng định sự quan tâm đến việc tiếp tục nỗ lực hoàn thiện công việc để xác định yêu cầu trong năm 2023.

Phía Ba Lan mong muốn xuất khẩu quả việt quất vào mùa thu hoạch năm 2023. Bên Ba Lan dự kiến sẽ gửi báo cáo thử nghiệm quy mô lớn về loài Drosophila Suzuki (một loài ruồi giấm nhỏ làm hỏng mùa màng của vườn cây) và tổ chức mời đoàn kỹ thuật Việt Nam vào tháng 8/2023.

Trao đổi thông tin về các hội chợ nông nghiệp quốc tế do hai bên tổ chức, Ba Lan thông báo về các hoạt động xúc tiến các sản phẩm nông sản thực phẩm được tiến hành tại thị trường Việt Nam và kêu gọi hợp tác nhằm tăng cường trao đổi thương mại. Trong khi đó, phía Việt Nam bày tỏ mong muốn kết nối với các hệ thống/chuỗi phân phối và bán lẻ của Ba Lan để tạo điều kiện xuất khẩu hàng nông sản - thủy sản Việt Nam sang Ba Lan.

Tại Phiên họp lần thứ 2, một trong những định hướng mới được hai bên thống nhất là thúc đẩy hợp tác chuyên gia trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản và quản lý chất lượng thực phẩm.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến (ảnh trái) và Thứ trưởng NN-PTNT Ba Lan Lech Kolakowski. 

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến (ảnh trái) và Thứ trưởng NN-PTNT Ba Lan Lech Kolakowski. 

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị, hai bên tiếp tục phối hợp chặt chẽ để thực thi hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hai nước sang tìm hiểu thị trường về đầu tư, xuất khẩu và tiến tới xây dựng các công ty liên doanh tại mỗi nước để sản xuất, chế biến và cung cấp các mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam đã và đang xuất khẩu sang Ba Lan.

Ngoài ra, Thứ trưởng cũng đề nghị Ba Lan xem xét nghiên cứu nhập khẩu rau quả tươi, hoa quả đóng hộp cho thị trường Ba Lan và các nước thuộc EU lân cận; hỗ trợ kết nối với hệ thống phân phối, siêu thị bán lẻ để giới thiệu, xuất khẩu hàng nông lâm sản và thuỷ sản Việt Nam vào kênh phân phối, siêu thị tại Ba Lan.

Lãnh đạo ngành nông nghiệp Việt Nam cũng đề nghị Ba Lan xem xét trong vấn đề hỗ trợ đào tạo nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghệ sau thu hoạch và chế biến hàng nông sản, đóng tàu khai thác thủy sản, quản lý và phát triển nông thôn. Hỗ trợ đào tạo ngắn hạn để tăng cường năng lực cho thanh tra viên, kiểm nghiệm viên Việt Nam trong lĩnh vực kiểm soát an toàn thực phẩm sản phẩm nông, lâm, thủy sản.

Đoàn công tác Bộ NN-PTNT chụp ảnh kỷ niệm cùng đại diện Bộ NN- PTNT Ba Lan. 

Đoàn công tác Bộ NN-PTNT chụp ảnh kỷ niệm cùng đại diện Bộ NN- PTNT Ba Lan. 

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng đề nghị Ba Lan có tiếng nói ủng hộ Việt Nam tại một số diễn đàn của EU xem xét rút thẻ vàng IUU đối với ngành thủy sản Việt Nam trong thời gian tới.

Về phía Bộ NN-PTNT Ba Lan, Thứ trưởng Lech Kołakowski đánh giá cao những nỗ lực hợp tác của các cơ quan chuyên môn hai bên, đồng thời ghi nhận những đề xuất của phía Việt Nam. Hai bên nhất trí tổ chức Phiên họp lần thứ 3 của Tổ công tác Ba Lan-Việt Nam về hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam trong năm 2024.

Trong chuyến thăm này, Đoàn công tác Bộ NN-PTNT đã có buổi làm việc với Viện Nghiên cứu Thú y quốc gia và Viện Nghiên cứu Thủy sản nội địa quốc gia của Ba Lan, hai bên đã trình bày những thế mạnh và nhu cầu hợp tác về lĩnh vực trao đổi nguồn gen cá hồi vân, cá chép của Ba Lan, kỹ thuật chẩn đoán bệnh và nâng cấp phòng thí nghiệm, hỗ trợ phương pháp chọn tạo giống và kiểm soát dịch bệnh thủy sản, các hợp tác về đào tạo nâng cao năng lực cho đôi ngũ nghiên cứu.

Trong chuỗi các hoạt động của chuyến thăm, Đoàn công tác Bộ NN-PTNT đã làm việc với Trung tâm Hỗ trợ Nông nghiệp Quốc gia trực thuộc Bộ NN-PTNT Ba Lan.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đã đề nghị hai bên tăng cường hợp tác trong triển khai Hệ thống giám sát cây trồng nông nghiệp vệ tinh và dự án Phát triển mang tên "Hộ chiếu hóa thực phẩm Ba Lan", cho phép người tiêu dùng tiếp cận các thông tin tin cậy "từ nông trại đến bàn ăn", đặc biệt là nguồn gốc, chất lượng của thực phẩm và các phương pháp xử lý.

Lãnh đạo Bộ NN-PTNT cũng đề nghị hai Bộ cùng hợp tác, chuyển giao công nghệ tiên tiến trong sản xuất, chế biến đặc biệt công nghệ sau thu hoạch, kiểm tra chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản; liên kết với chuỗi giá trị, cung ứng tại Ba Lan và khu vực EU; hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ phát triển mạng lưới Trung tâm cung ứng nông sản hiện đại, chợ đầu mối gắn với chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn; hỗ trợ kết nối với hệ thống phân phối, siêu thị bán lẻ để giới thiệu, xuất khẩu hàng nông sản, thuỷ sản Việt Nam vào mạng lưới tại Ba Lan và các nước EU.

Xem thêm
Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm