| Hotline: 0983.970.780

Ba Lan muốn thúc đẩy thương mại nông nghiệp với Việt Nam

Thứ Năm 06/04/2023 , 19:12 (GMT+7)

Thông qua chương trình 'Châu Âu đầy hương vị - truyền thống và chất lượng', Ba Lan kỳ vọng người tiêu dùng Việt Nam biết đến nhiều hơn các sản phẩm nông nghiệp nước này.

Phía Ba Lan mong muốn thúc đẩy hợp tác nông nghiệp với Việt Nam.

Phía Ba Lan mong muốn thúc đẩy hợp tác nông nghiệp với Việt Nam.

Chiều 6/4, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Đại sứ quán Ba Lan tại Việt Nam cùng các tổ chức liên quan tổ chức chương trình “Châu Âu đầy hương vị - truyền thống và chất lượng” do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ.

Bà Justyna Pabian, Phó Đại sứ Ba Lan tại Việt Nam cho biết, thời gian qua Chính phủ Ba Lan đã có nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp sang Việt Nam.

Hồi tháng 11/2022, được sự hỗ trợ của Đại sứ quán Ba Lan tại Việt Nam và Cục Đầu tư & Thương mại Ba Lan, Trung tâm Xúc tiến thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Ba Lan đã dẫn đoàn doanh nghiệp nước này sang khảo sát thị trường Việt Nam.

Tháng 2/2023, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Ba Lan tiếp tục sang Việt Nam để đàm phán mở cửa thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp của Ba Lan, nhất là thịt lợn.

Theo bà Pabian, sau thời gian chịu ảnh hưởng của Covid-19, kim ngạch xuất khẩu của Ba Lan sang Việt Nam khởi sắc trở lại. Chiếm khoảng 90% tỷ trọng tăng trưởng chính là thịt lợn và các sản phẩm từ mặt hàng này.

“Tất cả hành động trên cho thấy Ba Lan đánh giá cao Việt Nam, đồng thời thể hiện quyết tâm, thiện chí của phía Ba Lan trong việc thúc đẩy, hợp tác trong hoạt động thương mại với Việt Nam”, Phó Đại sứ nói.

Do các sản phẩm nông nghiệp của hai nước không cạnh tranh trực tiếp với nhau, nên bà Pabian tin tưởng quan hệ kinh tế Việt Nam – Ba Lan sẽ được đẩy lên tầm cao mới trong vòng 2 năm tới.

Thịt lợn là sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng nhất của Ba Lan với người tiêu dùng Việt Nam.

Thịt lợn là sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng nhất của Ba Lan với người tiêu dùng Việt Nam.

Đồng tình quan điểm trên, ông Piotr Ziemann, Trưởng Chương trình, Chủ tịch Hiệp hội những người bán thịt và sản xuất thịt Ba Lan cho biết, Ba Lan hiện có hàng nghìn quán ăn Việt Nam.

Quan hệ hợp tác giữa hai nước có truyền thống lâu đời, theo ông Ziemann. Đó chính là cơ sở cho việc Ba Lan muốn đẩy mạnh xuất khẩu thịt sang Việt Nam – một ý tưởng đã được manh nha từ hơn 10 năm trước.

Tại buổi giới thiệu chương trình “Châu Âu đầy hương vị - truyền thống và chất lượng”, phía Ba Lan chia sẻ một số thông tin về thị trường nông sản và các sản phẩm chế biến nước này.

Cụ thể, đơn vị cung cấp sản phẩm phải đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm trong tất cả các khâu của chuỗi, bao gồm cả sản xuất, bảo quản lẫn vận chuyển. Trong đó có việc phòng ngừa, kiểm soát các nguy cơ có thể ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.

Đặc biệt tại khu vực EU, việc tiêu chuẩn chuẩn hóa ISO cho các lĩnh vực được tôn trọng một cách nghiêm ngặt, bởi nó góp phần thúc đẩy trao đổi thương mại, tổ chức và hợp tác quốc tế. Người tiêu dùng Ba Lan có xu hướng sử dụng nhiều các sản phẩm chăn nuôi có chứng nhận HACCP hoặc tương đương.

Kết thúc buổi làm việc, phiên giao lưu thương mại giữa doanh nghiệp hai nước Việt Nam - Ba Lan trong lĩnh vực thực phẩm, đồ uống đã diễn ra giữa 5 nhà cung cấp Ba Lan và hơn 30 doanh nghiệp Việt Nam.

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.