| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam phản đối yêu sách trái pháp luật trên Biển Đông của Trung Quốc, Philippines

Thứ Bảy 23/03/2024 , 11:19 (GMT+7)

Việt Nam kiên quyết phản đối và bác bỏ tất cả các yêu sách trái luật pháp quốc tế về vấn đề Biển Đông.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.

Ngày 23/3, trả lời câu hỏi của phóng viên về quan điểm của Việt Nam đối với phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân ngày 14/3 và Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Philippines ngày 17/3 về vấn đề Biển Đông, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ:

Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp luật pháp quốc tế, cũng như có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của mình được xác lập phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Liên quan đến các yêu sách ở Biển Đông trái luật pháp quốc tế, vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, lập trường của Việt Nam là luôn rõ ràng, nhất quán và đã được khẳng định nhiều lần, theo đó Việt Nam kiên quyết phản đối và bác bỏ tất cả các yêu sách này.

Việt Nam mong muốn các quốc gia liên quan thực sự tôn trọng và tuân thủ các quy định của UNCLOS 1982, cùng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và tìm kiếm các giải pháp cơ bản, lâu dài ở Biển Đông.

Trước đó, ngày 14/3, trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, sau khi nhận được một câu hỏi liên quan phát ngôn của Tổng thống Philippines, ông Ferdinand Marcos Jr. về yêu sách đường đứt đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Uông Văn Bân khẳng định Trung Quốc có "quyền lịch sử trên Biển Đông".

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng  cho rằng Trung Quốc "là nước đầu tiên thực hiện quyền chủ quyền và quyền tài phán" đối với "Nam Hải chư đảo và các vùng biển liên quan". Theo đó, "Nam Hải chư đảo" là cách Trung Quốc gọi những quần đảo trên Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Cũng theo ông Uông Văn Bân, phía Philippines nên ngừng xuyên tạc quan điểm của Trung Quốc, không sử dụng vấn đề Biển Đông để kích động và cậy nhờ "thế lực bên ngoài" để phá hoại hòa bình và ổn định ở khu vực.

Đáp lại, ngày 17/3, Bộ Ngoại giao Philippines ra tuyên bố khẳng định nước này "từ lâu đã có chủ quyền và thực hiện quyền kiểm soát hành chính đối với Bajo de Masinloc (cách Philippines gọi bãi cạn Scarborough - PV), cũng như nhiều thực thể khác ở phía tây Palawan mà hiện nay tạo thành Nhóm đảo Kalayaan (bao gồm một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam - PV)".

Phía Philippines cũng bác bỏ cái gọi là "quyền lịch sử" của Trung Quốc trên Biển Đông cùng những yêu sách của nước này là vô căn cứ.

"Philippines chưa bao giờ lợi dụng vấn đề Biển Đông để làm gia tăng căng thẳng, đánh lừa cộng đồng quốc tế hoặc phá hoại hòa bình và ổn định trong khu vực. Philippines kêu gọi Trung Quốc xem xét lại quan điểm và yêu sách vô căn cứ của mình", Bộ Ngoại giao Philippines nhấn mạnh.

Xem thêm
Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Trồng cây nêu ngày Tết, 5 người bị bỏng nặng do điện giật

HUẾ 5 người đang tiến hành trồng cây nêu ngày Tết không may sơ ý vướng phải nguồn điện dẫn đến bị bỏng nặng.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất