| Hotline: 0983.970.780

Vĩnh Long nỗ lực bảo tồn hệ động vật tự nhiên

Thứ Sáu 04/02/2022 , 16:56 (GMT+7)

Vĩnh Long Ngành chức năng và các cấp chính quyền đã triển khai nhiều giải pháp quản lý nhằm nỗ lực bảo tồn các loài động vật tự nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học của tỉnh.

Nguồn động vật tự nhiên ở Vĩnh Long trước đấy rất đa dạng, phong phú nhưng do tác động của nhiều yếu tố nên dần dà nhiều loài vắng bóng. Ảnh: Minh Đảm.

Nguồn động vật tự nhiên ở Vĩnh Long trước đấy rất đa dạng, phong phú nhưng do tác động của nhiều yếu tố nên dần dà nhiều loài vắng bóng. Ảnh: Minh Đảm.

Chim trời, cá nước ngày càng vắng bóng

Ông Nguyễn Văn Bé Ba (thường được gọi là Ba Gờm, 64 tuổi) là tay “sát cá” chuyên nghiệp có tiếng ở một vùng sâu thuộc ấp Rạch Rô, xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long) cho hay: Ông đã “giải nghệ” cách đây khoảng 7 năm vì trên đồng, dưới kinh nguồn tôm, cá, lươn, ếch, rắn, rùa tự nhiên bị cạn kiệt, một số loài mất biệt (như cua đinh, rắn hổ mang, cá chày, cá trạch…). Cá mắm mất dần, đến nỗi bắt ăn còn không có huống chi là đem bán. Nay ông phải chuyển sang kiếm sống bằng nghề bắt chuột dừa bằng bẫy lồng, vì loài này còn nhiều. Đây là một trong số điển hình phản ánh thực trạng chim trời, cá nước ở Vĩnh Long.

Trong báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2015-2020, trên địa bàn tỉnh ghi nhận hiện còn 16 loài thú. Trong đó 3 loài thú ăn thịt nhỏ được tìm thấy ở khu vực đất hoang, bãi lầy thuộc cù lao Lục Sĩ Thành-Phú Thành nhưng rất hiếm gặp. Một số loài thú gặm nhấm nhỏ như chuột, sóc cây còn khá phổ biến. Còn 2 loài thú hiếm nuôi nhốt là nhím đuôi ngắn và khỉ đuôi dài. Tỉnh có 55 loài chim, trong đó có 2 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam năm 2007 là loài cổ rắn và cốc đế. Một số loài chim rừng còn sót lại rất ít vì môi trường sống không phù hợp.

Trong tổng số 40 loài lưỡng cư, bò sát (như ếch giun, thằn lằn bóng, chàng xanh, ba ba Nam Bộ,...) thì có 11 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam (chiếm tỷ lệ khá cao 27,5%). Một số loài nằm trong sách Đỏ đang được nuôi nhốt phát triển kinh tế gia đình như cá sấu, ba ba Nam Bộ, trăn đất.

Bên cạnh 117 loài cá, thuộc 32 họ, 11 bộ thì có 10 loài cá thuộc 5 họ, 4 bộ nằm trong sách Đỏ Việt Nam và danh lục Đỏ Thế giới (IUCN, 2015) với các tình trạng bị đe doạ ở các mức độ khác nhau, như: cá còm, cá chép, cá duồng, cá hô, trà sóc, chốt cờ, bông lau, tra nuôi, hường vện, hường thái hổ.

TS. Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Trung tâm Quan trắc môi trường Miền Nam (Tổng cục Môi trường) cho rằng: Áp lực phát triển kinh tế-xã hội, tác động của ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu (BÐKH)…làm suy giảm nhanh các loài động vật tự nhiên. Nguồn chất thải từ sinh hoạt, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ…chưa được xử lý triệt để trước khi thải vào các kinh rạch, sông ngòi, đã góp phần gây ô nhiễm nguồn nước và làm suy giảm đa dạng sinh học của các thủy vực. Trong đó khu hệ thủy sinh vật bị tác động mạnh nhất. Các hoạt động chuyển đổi mục đích sử dụng đất phục vụ sản xuất, làm mất đi nơi cư trú của nhiều loài động, thực vật, cũng là một trong những tác nhân dẫn đến sự tuyệt chủng của một số loài động, thực vật, đặc biệt là loài quý hiếm, đặc hữu.

Ngoài ra, nguồn lợi tự nhiên bị “săn bắt, đánh bắt” nhiều lúc nhiều nơi có thể được. Ở đâu cũng bắt gặp phương tiện săn-đánh bắt. Người ta bắt cả chim thú ở nơi thờ tự linh thiên như chùa chiền, đình miễu; bắt từ trứng chim, con cò, con cá rô non hay bầy cá ròng ròng đến các loài đủ đuôi, đủ lông đủ cánh.

Ông Lê Văn Chìa ở ấp Gia Kiết, xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, bỏ hoang hơn 2 ha đất vườn cho chim sinh sống. Ảnh: Minh Đảm.

Ông Lê Văn Chìa ở ấp Gia Kiết, xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, bỏ hoang hơn 2 ha đất vườn cho chim sinh sống. Ảnh: Minh Đảm.

Nỗ lực bảo tồn

Từ nhiều năm qua, ngành chức năng và các cấp chính quyền trong tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp quản lý nhằm nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học, trong đó có bảo tồn các loài động vật hoang dã tự nhiên.

Năm 2016, UBND tỉnh Vĩnh Long phê duyệt, công bố “Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Vĩnh Long giai đoạn năm 2015-2020 và định hướng đến năm 2030”.

Theo Chi cục Kiểm lâm và Quản lý Chất lượng Nông lâm thủy sản, các loài động vật hoang nguy cấp, quý, hiếm hiện có trên địa bàn tỉnh, gồm: 50 cá thể cá sấu bố, mẹ, 100 cá thể trăn đất bố, mẹ (thuộc loài nguy cấp quý hiếm) được gây nuôi tại cơ sở; khoảng 150 cá thể với 35 loài được gây nuôi tại các khu du lịch (trong đó có 5 loài, với 6 cá thể ưu tiên bảo vệ).

Bên cạnh đó cũng đã có 100% các hộ, trang trại nuôi động vật hoang dã được quản lý theo đúng quy trình về bảo tồn động vật hoang dã và có hồ sơ lý lịch theo dõi. Trong đó, có 57 trại nuôi có đăng ký gây nuôi các loài động vật rừng được quy định.

Giai đoạn năm 2015-2020, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Sở Giáo dục và Ðào tạo, UBND cấp huyện triển khai 3 dự án truyền thông về bảo tồn đa dạng sinh học tại huyện Trà Ôn, Vũng Liêm và Long Hồ cho cán bộ quản lý, giáo viên và 117 cộng đồng dân cư, với 18 lớp tập huấn có 1.682 người tham dự. Dự án không những giúp nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học cho những người tham gia mà còn tạo sự lan tỏa trong cộng đồng dân cư.

Trên cơ sở quy hoạch, UBND tỉnh đã giao Sở NN-PTNT thực hiện nhiệm vụ hoàn thành trong năm 2021 về công tác kiểm kê, khảo sát nghiên cứu để tiến tới hỗ trợ nâng cấp vườn chim Vạc ở xã Tân Mỹ (Trà Ôn) thành cơ sở bảo tồn chim Vạc cấp tỉnh phục vụ tham quan du lịch và giáo dục môi trường cho học sinh. Hiện tại khu vườn rộng khoảng 2ha này có hàng ngàn đàn chim trời đang trú ngụ.

Những năm qua, Sở NN-PTNT đã phát động "Ngày hội thả cá giống" vào ngày Truyền thống nghề cá hàng năm (ngày 1/4). Riêng trong 2 năm 2020-2021, đơn vị này đã phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam của tỉnh thả 2,38 triệu con cá giống các loại ra tự nhiên để tái tạo nguồn lợi thủy sản, qua đó giáo dục ý thức giữ gìn nguồn thủy sản trong cộng đồng…

Thả cá tái tạo nguồn lợi thuỷ sản. Ảnh: Minh Đảm.

Thả cá tái tạo nguồn lợi thuỷ sản. Ảnh: Minh Đảm.

Nhiều mô hình nuôi cá lóc, cá rô đồng, nuôi ếch, nuôi lươn, rắn...phát triển ở các nơi thay thế cho cách khai thác thủy sản tự nhiên cùng với các trang trại, gia trại và điểm du lịch được cấp phép nuôi, nhốt động vật hoang dã đã góp phần bảo tồn các nguồn lợi tự nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái.

Các hoạt động tuyên truyền, truyền thông về bảo tồn thiên nhiên được các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, huyện triển khai thường xuyên, rộng khắp với nhiều hình thức; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ các loài động vật hoang dã cũng được quan tâm thực hiện theo định kỳ…

Tuy nhiên, theo báo cáo của cơ quan chức năng, công tác quản lý, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp và quản lý các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật hiện hành thì nhìn chung thuận lợi. Tuy vậy, trong xử lý vi phạm trên lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản thì còn gặp khó.

Hiện công tác xử lý vi phạm trên lĩnh vực này đã được phân cấp trực tiếp cho UBND cấp xã. Lực lượng chuyên trách (công an xã) ở đây quá mỏng, thiếu kinh phí, phương tiện chuyên dụng nên khó hoạt động. Phần lớn chính quyền địa phương còn nhẹ tay hoặc bỏ ngỏ vì đối tượng vi phạm đều là hộ nghèo, là người quen hoặc là bà con cùng chung xóm, ấp nên không nở ra tay xử phạt nặng.

Do vậy có thể thấy, nơi nào chính quyền địa phương có quan tâm, siết chặt, nghiêm túc thực hiện công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, ý thức của dân cao thì nơi đó nguồn thủy sản tự nhiên còn khá hơn, nơi nào buông xuôi thì nơi đó kể như cạn kiệt.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị: Điều tra, xử lý nghiêm hành vi gây cháy rừng

Ngày 28/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đã có buổi làm việc với tỉnh Hà Giang về tình hình sản xuất nông nghiệp và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ùn tắc bến phà ra đảo Cát Bà dịp 30/4 và 1/5

HẢI PHÒNG Ngày 28/4, hàng nghìn người đã ùn ùn đổ về bến phà Đồng Bài để ra đảo Cát Bà khiến giao thông tắc nghẽn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm