| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng Hệ thống lương thực thực phẩm bền vững đến năm 2030

Thứ Ba 22/06/2021 , 15:48 (GMT+7)

Hệ thống lương thực thực phẩm khu vực miền Bắc sẽ xác định được những lộ trình khả thi để xây dựng Hệ thống lương thực thực phẩm bền vững đến năm 2030.

Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn Lê Đức Thịnh chủ trì đối thoại về Hệ thống lương thực thực phẩm khu vực miền Bắc. Ảnh: Phạm Hiếu.

Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn Lê Đức Thịnh chủ trì đối thoại về Hệ thống lương thực thực phẩm khu vực miền Bắc. Ảnh: Phạm Hiếu.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đưa ra lời kêu gọi các nhà Lãnh đạo thế giới, Lãnh đạo các quốc gia tham dự Hội nghị Thượng đỉnh về Hệ thống lương thực thực phẩm của Liên Hợp Quốc năm 2021 sẽ được tổ chức vào tháng 9/2021 tới đây.

Hội nghị nhằm giúp định hướng cho Hệ thống lương thực thực phẩm và thúc đẩy hành động tập thể để đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) vào năm 2030 và sẽ tập trung vào 5 trục hành động bao gồm: Đảm bảo quyền tiếp cận lương thực thực phẩm an toàn và cân bằng dinh dưỡng cho mọi người; Chuyển đổi xu thế tiêu dùng theo hướng lành mạnh và bền vững; Thúc đẩy sản xuất thân thiện với môi trường; Tăng cường bình đẳng trong chia sẻ giá trị và sinh kế và Xây dựng khả năng chống chịu trước các tổn thương và cú sốc.

Việt Nam với tư cách là một quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc, được sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh tổ chức 2 cuộc đối thoại cấp quốc gia và 3 cuộc đối thoại cấp khu vực (miền Bắc, miền Trung, và miền Nam).

Đối thoại quốc gia lần 1 (khởi động tham gia vào Hội nghị Thượng đỉnh) đã được tổ chức ngày 15/6/2020 và Đối thoại về Hệ thống lương thực thực phẩm khu vực miền Trung đã được tổ chức ngày 17/6/2021 vừa qua.

Tiếp theo các Hội nghị đối thoại trên, ngày 22/6, tại Hà Nội Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT) phối hợp với Cục Quản lý Thị trường (Bộ Công thương), Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) và Nhóm tư vấn nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế (GGIAR) tổ chức buổi đối thoại chuyên đề khu vực Miền Bắc "Hệ thống lương thực thực phẩm Việt Nam: Minh bạch, trách nhiệm, bền vững".

Buổi đối thoại mang 3 chủ đề chính: Đảm bảo mọi người tiếp cận được thực phẩm an toàn và dinh dưỡng và chuyển đổi sang tiêu dùng bền vững; Đẩy mạnh sản xuất bền vững và tăng cường khả năng thích ứng với tổn thương, sốc và sức ép; Xóa nghèo, tăng thu nhập, và bình đẳng về cơ hội phát triển sinh kế, phân chia giá trị.

Hệ thống lương thực thực phẩm cần được định hướng để đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) vào năm 2030. Ảnh: Phạm Hiếu.

Hệ thống lương thực thực phẩm cần được định hướng để đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) vào năm 2030. Ảnh: Phạm Hiếu.

Buổi đối thoại được tổ chức nhằm giới thiệu về Hội nghị thượng đỉnh lương thực thực phẩm năm 2021 của Liên Hợp Quốc và sự tham gia của Việt Nam, xác định được những lộ trình khả thi để xây dựng Hệ thống lương thực thực phẩm bền vững vào năm 2030, phù hợp với 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.

Qua đó xác định thực trạng, các vấn đề cần giải quyết, thách thức và cơ hội đối với Hệ thống lương thực thực phẩm của khu vực miền Bắc để đề xuất các giải pháp và lộ trình hành động để chuyển đổi Hệ thống lương thực thực phẩm của khu vực miền Bắc theo hướng có trách nhiệm, đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng, minh bạch, và bền vững đến năm 2030.

Theo Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn Lê Đức Thịnh, cuộc đối thoại là cơ hội để các bên liên quan cùng nhau chia sẻ vai trò của mình trong Hệ thống lương thực thực phẩm khu vực miền Bắc, cùng xem xét tác động của các bên và cùng nhau tìm ra những cách thức mới nhằm thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững.

"Kết quả của sự kiện Đối thoại về Hệ thống lương thực thực phẩm khu vực miền Bắc đóng vai trò then chốt và sẽ được tổng hợp vào báo cáo chung của Việt Nam trình bày tại Hội nghị Thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc vào tháng 9/2021, hướng tới một quan điểm hệ thống rộng lớn phản ánh mối liên hệ giữa các Hệ thống lương thực thực phẩm và tất cả các Mục tiêu phát triển bền vững, đặc biệt chú ý đến những người có nguy cơ bị bỏ lại phía sau", ông Lê Đức Thịnh nói.

Xem thêm
Đề xuất tăng chi ngân sách cho giáo dục, y tế

Nếu thực hiện tự chủ, các bệnh viện và trường đại học công lập có thể tăng viện phí hoặc học phí lên cao, khiến người bệnh, người học phải chi trả nhiều tiền hơn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Lãng phí tài sản công, dân Hà Tĩnh vẫn khát nước sạch: [Bài 3] Công trình cấp nước tập trung phải giao đơn vị có chuyên môn quản lý

Hà Tĩnh Quy mô đầu tư xây dựng chưa sát thực tế, giao đơn vị thiếu chuyên môn quản lý, vận hành là những nguyên nhân chính khiến nhiều công trình cấp nước tập trung ‘chết yểu’.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.