| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam hướng tới hệ thống lương thực thực phẩm lành mạnh và bền vững

Thứ Ba 15/06/2021 , 12:22 (GMT+7)

Sáng 15/6, Đối thoại quốc gia lần thứ nhất về Hệ thống lương thực thực phẩm Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội, hướng tới mục tiêu minh bạch, trách nhiệm và bền vững.

Đối thoại quốc gia lần thứ nhất về Hệ thống lương thực thực phẩm Việt Nam được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến vào ngày 15/6. Ảnh: Tùng Đinh.

Đối thoại quốc gia lần thứ nhất về Hệ thống lương thực thực phẩm Việt Nam được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến vào ngày 15/6. Ảnh: Tùng Đinh.

Đối thoại này là sự kiện quan trọng nhằm chuẩn bị cho Việt Nam tham gia hội nghị thượng đỉnh về hệ thống lương thực thực phẩm (LTTP) của Liên Hợp Quốc (LHQ) diễn ra vào tháng 9/2021. Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh LHQ, các quốc gia thành viên hưởng ứng tổ chức các cuộc đối thoại cấp quốc gia và khu vực nhằm định hướng hành động, xây dựng lộ trình để phát triển hệ thống LTTP của các quốc gia theo hướng bền vững trong bối cảnh “bình thường mới”.

Đối thoại quốc gia lần thứ nhất tập trung thảo luận 2 nội dung chính bao gồm Thực trạng và các vấn đề cần giải quyết trong hệ thống LTTP của Việt Nam và Các cơ hội, giải pháp và các hành động để chuyển đổi Hệ thống LTTP theo hướng minh bạch - trách nhiệm - bền vững đến năm 2030.

Phát biểu khai mạc đối thoại, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh cho biết, đại dịch Covid-19 đã và đang gây thiệt hại nặng nề đến sức khỏe, kinh tế, an sinh, xã hội ở quy mô toàn cầu.

Chuỗi cung ứng bị gián đoạn, sản xuất lương thực, an ninh lương thực bị ảnh hưởng. Đời sống của người nông dân, nông thôn, những người nghèo và đặc biệt là những đối tượng yếu thế đang bị tác động lớn nhất do tình hình dịch bệnh và suy thoái kinh tế.

Trong khi đó, tài nguyên cho sản xuất nông nghiệp ngày càng khan hiếm hơn. Đặc biệt là tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt là những thách thức lớn để đảm bảo an ninh lương thực, an ninh dinh dưỡng trong 7,9 tỷ dân toàn thế giới.

Theo Thứ trưởng Lê Quốc Doanh: “Nông nghiệp Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh LTTP, ổn định kinh tế - xã hội cho hơn 60% dân số sống ở khu vực nông thôn và đóng góp 14,85% vào GDP của quốc gia.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh phát biểu tại đối thoại. Ảnh: Tùng Đinh.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh phát biểu tại đối thoại. Ảnh: Tùng Đinh.

Mặc dù bị tác động của dịch Covid-19 và biến đổi khí hậu, thiên tai… nhưng nông nghiệp Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng dương, đạt 2,68% trong năm 2020. Ngoài ra, còn đảm bảo vững chắc an ninh LTTP cho gần 100 triệu dân. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu nông sản vẫn đạt 41, 53 tỷ USD, tăng 3,3% so với năm 2019. Tính riêng 5 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã đạt 22,83 tỷ USD”.

Theo đó, Việt Nam rất hoan nghênh và đánh giá cao lời kêu gọi của Tổng thư ký LHQ tổ chức hội nghị thượng đỉnh về hệ thống LTTP 2021. Từ đó giúp định hướng cho hệ thống LTTP và chung tay hành động để đạt mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng thư ký LHQ, Việt Nam sẽ làm tốt hơn, hiệu quả hơn các chương trình hành động đã ban hành của từng lĩnh vực trong công tác xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng ở vùng nông thôn. Đặc biệt là tại các vùng xa xôi, hẻo lánh, vùng dân tộc thiểu số và nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em.

Bên cạnh đó, sáng kiến cùng hỗ trợ, thúc đẩy hệ thống LTTP thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, đảm bảo an ninh lương thực, dinh dưỡng không chỉ gần 100 triệu người dân Việt Nam mà còn trở thành nhà cung cấp LTTP minh bạch, có trách nhiệm và bền vững cho toàn cầu.

Bà Rana Flower Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, Trưởng đại diện lâm thời Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc tại Việt Nam. Ảnh: Tùng Đinh.

Bà Rana Flower Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, Trưởng đại diện lâm thời Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc tại Việt Nam. Ảnh: Tùng Đinh.

Bà Rana Flower Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, Trưởng đại diện lâm thời Tổ chức Nông lương LHQ (FAO) tại Việt Nam cho rằng, nhiều năm qua, chúng ta đã làm quen với thuật ngữ “hệ thống lương thực, thực phẩm”, thuật ngữ này liên quan đến rất nhiều lĩnh vực như trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất sản phẩm, tiêu dùng, liên quan đến nhiều người như nông dân, bán hàng, tiêu dùng…

“Khi hệ thống này vận hành tốt, nó sẽ giúp chúng ta xích lại gần nhau hơn và nếu nó bất ổn thì có thể đe dọa đến mọi lĩnh vực như giáo dục, y tế, kinh tế cũng như hòa bình, an ninh. Có thể thấy, qua mỗi đợt khủng hoảng những người nghèo, yếu thế lại phải gánh chịu những tác động tiêu cực nhất”, bà Rana Flower nhấn mạnh.

Theo Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam, đối thoại hôm nay sẽ tiếp sức để giúp chúng ta tạo ra hệ thống lương thực thực phẩm toàn diện và lành mạnh hơn, bảo vệ được sức khỏe được cho người dân và đóng góp vào phát triển kinh tế.

Nói rõ hơn về đối thoại này, ông Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cho biết tháng 9 tới sẽ có đối thoại thượng đỉnh cấp toàn cầu về hệ thống thực phẩm và hướng tới bền vững để thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030. Việt Nam nằm trong số hơn 100 nước đang ký tham gia thảo luận đối thoại ở cấp toàn cầu.

Theo ông, Nông nghiệp của Việt Nam có thể nói là phát triển khá ổn định trong thời gian qua, kể cả sản xuất và xuất khẩu. Đặc biệt là trong thời điểm dịch Covid-19 thì chúng ta vẫn đạt tăng trưởng xuất khẩu tốt. Tuy nhiên, còn 1 số yếu tố đầu ra của hệ thống thực phẩm vẫn chưa thực sự đạt được tính bền vững.

“Đặc biệt là về mặt dinh dưỡng và sức khỏe thì tỷ lệ suy dinh dưỡng còn cao, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa. Một số vùng xuất khẩu nông sản như Tây Nguyên và 1 số tỉnh miền núi phía Bắc nhưng tỷ lệ suy dinh dưỡng vẫn còn cao. Hay ngay trong sản xuất thì có nhiều yếu tố chưa thực sự bền vững như việc sử dụng hóa chất, thoái hoá đất, ô nhiễm môi trường nước, thoái hóa tài nguyên rừng và đa dạng sinh học… đó là những yếu tố cần khắc phục để đạt được mục tiêu bền vững trong tương lai”, ông Đào Thế Anh phân tích.

Do đó, Việt Nam cần có những hành động cụ thể để thúc đẩy hợp tác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để bảo đảm an ninh lương thực, dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, không chỉ cho gần 100 triệu người dân Việt Nam mà còn trở thành nhà cung ứng LTTP minh bạch, trách nhiệm và bền vững cho toàn cầu.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Cần Thơ đề xuất dự án chống ngập, sạt lở bảo vệ gần 2.800ha nội ô

TP Cần Thơ vừa đề xuất Chính phủ đầu tư Dự án chống ngập, chống sạt lở, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ gần 2.800ha.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tặng quà, nước uống cho người dân xã Cẩm Sơn

Bến Tre Sáng 12/5, tại UBND xã Cẩm Sơn, huyện Mỏ Cày Nam, Hội Nông dân tỉnh Bến Tre phối hợp với các mạnh thường quân tặng quà, nước uống cho bà con địa phương.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm