| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng Phú Quốc trở thành thành phố thông minh thịnh vượng

Thứ Bảy 09/01/2021 , 09:22 (GMT+7)

'Tạo mọi điều kiện, với chính sách đặc thù, đột phá cho Phú Quốc phát triển, tập trung nguồn lực xây dựng Phú Quốc trở thành thành phố thông minh, thịnh vượng'.

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình (thứ 2 bên trái) và Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu (thứ 2 bên phải) tại buổi Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập TP Phú Quốc. Ảnh: Trung Chánh.

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình (thứ 2 bên trái) và Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu (thứ 2 bên phải) tại buổi Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập TP Phú Quốc. Ảnh: Trung Chánh.

Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình tại buổi Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập TP Phú Quốc và các phường thuộc thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Lễ công bố được UBND tổ chức tại Khu đô thị mới An Thới, thị trấn An Thới, huyện đảo Phú Quốc, tối 8/1. Đây là sự kiện trọng đại, là niềm vui lớn không chỉ với người dân trên đảo Phú Quốc mà của cả tỉnh Kiên Giang.

Báo cáo quá trình xây dựng và phát triển Phú Quốc cho thấy, trong những năm qua, Chính phủ, các Bộ, ngành và tỉnh Kiên Giang đã dành nhiều nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng cho Phú Quốc phát triển.

Phú Quốc, hòn đảo lớn nhất Việt Nam, nằm trong vịnh Thái Lan, có diện tích hơn 589 km², được ví là đảo ngọc, là thiên đường du lịch, đủ sức và đủ rộng lớn để đón các nhà đầu tư lớn, các nhà đầu tư quốc tế về đây đầu tư. Đã có hàng loạt dự án du lịch, nghỉ dưỡng đã đi vào hoạt động.

Hoạt động du lịch, ngành công nghiệp không khói đã tạo ra công việc, thu nhập cho cư dân trên đảo Phú Quốc. Ảnh: Trung Chánh.

Hoạt động du lịch, ngành công nghiệp không khói đã tạo ra công việc, thu nhập cho cư dân trên đảo Phú Quốc. Ảnh: Trung Chánh.

Mỗi năm, Phú Quốc đón hàng triệu lượt khách du lịch, trong đó có rất nhiều du khách quốc tế. Ngành công nghiệp không khói đã tạo ra công việc, thu nhập cho cư dân trên đảo và khoản thu ngân sách cho địa phương lên đến hàng ngàn tỷ đồng.

Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Đỗ Thanh Bình khẳng định: “Phú Quốc được như hôm nay chính là nhờ sự quan tâm đặc biệt của Trung ương, sự đóng góp lớn của các thế hệ cán bộ lãnh đạo của tỉnh, huyện qua các thời kỳ, sự chung tay góp sức của cộng đồng doanh nghiệp và tinh thần lao động, công tác, học tập nghiêm túc của các tầng lớp nhân dân huyện đảo Phú Quốc”.

Việc công bố thành lập TP Phú Quốc là bước ngoặt hết sức quan trọng, mở ra điều kiện hết sức thuận lợi để thúc đẩy sự phát triển nhanh hơn trong thời gian tới. Hãy chung sức, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu, quyết tâm xây dựng TP Phú Quốc phát triển xứng tầm là thành phố biển đảo phía Tây Nam Tổ quốc, là trung tâm dịch vụ, du lịch của khu vực và quốc tế.

Xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng nhưng phải giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên của đảo ngọc, bảo vệ bền vững tài nguyên rừng, tài nguyên biển, đảo. Ảnh: Trung Chánh.

Xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng nhưng phải giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên của đảo ngọc, bảo vệ bền vững tài nguyên rừng, tài nguyên biển, đảo. Ảnh: Trung Chánh.

Phát biểu chỉ đạo, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình nhấn mạnh: “Lần đầu tiên một huyện đảo phát triển thành thành phố. Đây là bước ngoặt quan trọng để Phú Quốc trở thành thành phố thông minh, thịnh vượng và là thành phố kiểu mẫu phát triển kinh tế thân thiện với môi trường.

Phó Thủ tướng yêu cầu, cần làm tốt các nhiệm vụ tuyên tuyền, tạo sự đồng thuân trong nhân dân. Chú trọng công tác quy hoạch, với tầm nhìn dài hạn, sử dụng hiệu quả quỹ đất, nguồn lực đầu tư của nhà nước, nguồn xã hội hóa để tăng tốc phát triển. Xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng nhưng phải giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên của đảo ngọc, bảo vệ bền vững tài nguyên rừng, tài nguyên biển, đảo. Đảm bảo phúc lợi, an sinh xã hội, nâng cao thu nhập cho người dân. Cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, bảo vệ vững chắc an ninh trật tự, chủ quyền biển đảo.

Từ huyện lên thành phố và là thành phố biển đảo đầu tiên của cả nước, Phú Quốc đã khoác lên mình chiếc áo mới không chỉ vừa vặn hơn mà còn đẹp hơn, lộng lẫy hơn. Đây sẽ là động lực, là cơ hội để Phú Quốc phát triển nhanh hơn, bền vững và là nơi mọi người đều muốn đến.

Bốn trụ cột chính để thành phố Phú Quốc phát triển

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ. Ảnh: Trung Chánh.

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ. Ảnh: Trung Chánh.

“Để Phú Quốc phát huy tối đa tiềm năng lợi thế trong phát triển kinh tế xã hội, cần sớm nghiên cứu xây dựng chính sách đặc thù đột phá, như mô hình chính quyền đô thị đặc thù biển đảo, cơ chế chính sách thu hút các nhà đầu tư lớn. Tạo điều kiện để Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch, thương mại, dịch vụ lớn của cả nước, khu vực và quốc tế, với bồn trụ cột chính: công nghiệp giải trí, du lịch nghỉ dưỡng, dịch vụ tài chính ngân hàng và kinh tế biển”, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình.

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hậu Giang hưởng lợi lớn từ thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé

Hậu Giang Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé phục vụ hơn 384.120ha sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL, trong đó Hậu Giang là địa phương hưởng lợi lớn thứ hai với diện tích 48.500ha.

Trà Vinh sẽ vận hành 5 dự án năng lượng tái tạo vào năm 2030

Quy hoạch giai đoạn 2026 - 2030, các dự án sẽ được vận hành gồm điện mặt trời áp mái, điện rác, điện sinh khối, hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0.