| Hotline: 0983.970.780

Xót xa núi Hồng

Thứ Năm 25/07/2019 , 08:56 (GMT+7)

Dù chưa có số liệu thống kê đầy đủ về thiệt hại của các vụ cháy rừng ở Hà Tĩnh nhưng một điều chắc chắn con số phải lên đến hàng trăm, thậm chí hàng nghìn ha.

Chỉ trong thời gian hơn một tháng, “lá phổi xanh” của các huyện từ miền núi đến đồng bằng, từ rừng tự nhiên phòng hộ đến keo, thông đang căng tràn nhựa sống đã bị “bà hỏa khai tử”, để lại đằng sau những đống tro tàn khét lẹt.
 

Núi Hồng khuyết ngọn

Núi Hồng, sông Lam đã đi vào huyền thoại thơ ca, danh lam thắng cảnh và cả lịch sử đáng tự hào của người dân Hà Tĩnh. Nhưng giờ đây, 99 ngọn núi đã khuyết đi màu xanh của đồi thông xã Xuân Hồng và thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân, thay vào đó là đống tro tàn và cảnh trơ trọi của những cây thông còn sót lại.

13-24-01_1
Rừng thông hơn 40 năm ở huyện Nghi Xuân và Hương Sơn chỉ còn lại đống tro tàn sau các vụ cháy.

4 thập kỷ trước vùng đất này chỉ toàn núi đá và dây leo bụi rậm. Để phủ xanh đất trống đồi núi trọc chính quyền địa phương và chủ rừng đưa nhiều loại cây lâm nghiệp trồng ở Xuân Hồng và thị trấn Xuân An. Ngặt nỗi, thời tiết đỏng đảnh khắc nghiệt, đất nghèo chất dinh dưỡng nên trồng cây gì èo uột cây đó.

Sau bao năm “dã tràng xe cát biển Đông”, cuối cùng cây thông cũng ăn sâu bám rễ, vươn lên phát triển hùng vĩ, từng bước tạo thành “lá phổi xanh” điều hòa không khí, cải tạo đất, giữ nước cho mảnh đất giáp ranh cầu Bến Thủy (TP Vinh). Đến thời kỳ khai thác, nhựa thông đã tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động của BQL rừng phòng hộ thị xã Hồng Lĩnh (chủ rừng) và người dân nhận khoán trong khu vực.

Tuy nhiên, đùng một cái, ngày 28/6/2017, do sự chủ quan của anh Phan Đình Thành, xã Xuân Hồng đã châm mồi lửa lên cánh “rừng vàng”, khiến hơn 1.500 con người từ Công an, Quân đội, chính quyền địa phương, người dân các xã lân cận phải vật lộn gần 3 ngày trời giữa cái nắng gần 40 độ C mới dập tắt được đám cháy. Lửa tàn cũng là lúc hơn 50ha thông 40 năm tuổi nằm trơ trọi, hoang tàn.

Ngay ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) và ông Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng bày tỏ sự xót xa khi chứng kiến cả đồi thông cháy khô, khó có khả năng phục hồi.

13-24-01_2
Cả đồi thông cháy khô, khó có khả năng phục hồi.

Ông Sơn nói: “Chỉ một vụ cháy nhưng đã biến biểu tượng núi Hồng của Hà Tĩnh khuyết ngọn. Đây không chỉ là mất mát của của chủ rừng, các cơ quan quản lý nhà nước mà còn là miếng cơm, manh áo của người dân đang sinh sống dựa vào rừng thông này”.

Ít ngày sau khi dập tắt vụ cháy đặc biệt nghiêm trọng ở Nghi Xuân, biểu tượng rú (rừng) Nầm thuộc 2 xã Sơn Châu và Sơn Thủy, huyện Hương Sơn cũng nằm giữa biển lửa. Sau nhiều giờ huy động lực lượng chữa cháy xuyên đêm, ngọn lửa được dập tắt song gần 10ha thông trên 40 năm tuổi và keo lá tràm của BQL rừng phòng hộ Ngàn Phố và hộ gia đình đã bị “bà hỏa” thiêu rụi.
 

Tro tàn phủ rừng xanh

Ngoài các vụ cháy trên, hơn một tháng qua toàn tỉnh Hà Tĩnh có đến gần 70 điểm phát lửa, trong đó 15 điểm gây ra cháy rừng với tổng diện tích thiệt hại thống kê chưa đầy đủ là hơn 420ha; trong đó hơn 335ha là rừng “già”, rừng đặc dụng, phòng hộ; số còn lại là rừng sản xuất.

13-24-01_4
Nhiều điểm phát lửa nằm bên vệ đường, cách xa khu dân cư nên không loại trừ rừng bị đốt phá hoại.

Bà Nguyễn Thị H. có 2ha keo ở khoảnh 2, TK 30B - xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn bị ngọn lửa thiêu rụi vào ngày 29/6. Sau khi “bà hỏa” ghé thăm toàn bộ diện tích rừng của gia đình bà xác xơ, trơ trọi một bãi đất trống. Mấy trăm triệu đồng tiền đầu tư, chăm sóc 5 năm qua trôi sông trôi biển chỉ trong chớp mắt. Bà H. buồn bã nói: “Nếu không cháy, vài năm nữa khai thác ít nhất tôi cũng đút túi trên dưới 200 triệu đồng. Bây giờ thì mất sạch, không còn gì nữa”.

Theo thống kê từ Hạt Kiểm lâm huyện Hương Sơn, chỉ trong vòng chưa đầy 2 ngày ngọn lửa kết hợp nắng nóng, gió Lào thổi mạnh đã “khai tử” hai ba quả đồi của 2 xã Sơn Trung và Sơn Lễ. Hơn 132ha rừng, trong đó có những cây lim bản địa đang chuẩn bị khép tán cũng chịu chung số phận. Chính quyền và người dân Hương Sơn lo ngại, phòng chống cháy rừng chưa xong lại phải đối phó với mưa lũ, bởi thời điểm này rừng bị tổn thương nghiêm trọng nên khó có thể giữ nước khi mùa mưa đến.

Một cán bộ Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh cho hay, hiện đã có 2 đối tượng gây ra vụ cháy rừng ở thị trấn Xuân An, xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân và xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn bị cơ quan điều tra khởi tố. Tuy nhiên, 2 vụ khởi tố trên, đối tượng chỉ vô tình đốt rác, đốt cỏ ngoài đồng mới gây ra cháy. Các vụ còn lại đang trong quá trình điều tra.

13-24-01_5
Rừng Hà Tĩnh tổn thương nghiêm trọng sau khi bị cháy nên nguy cơ lũ lớn trong mùa mưa sắp tới là rất cao.

Vấn đề đáng bàn là chưa bao giờ rừng Hà Tĩnh cháy liên tục, tứ phía với mức độ nghiêm trọng như năm nay. Đành rằng thời tiết nắng hạn khốc liệt nhưng theo một số cán bộ trong ngành lâm nghiệp, không loại trừ có đối tượng cố tình đốt rừng phá hoại, bởi không ít vụ lực lượng chức năng phát hiện điểm phát lửa nằm ngay bên đường lớn, xa khu dân cư.

Gần một tuần nay, thời tiết ở Hà Tĩnh vẫn nắng nóng gay gắt, ở các địa phương, đặc biệt là huyện Hương Sơn, hàng nghìn ha rừng vẫn đang nằm ở mức “báo động đỏ” cấp 5 – cấp cực kỳ nguy hiểm. Trong đó, các xã nằm trong “tầm ngắm” của “bà hỏa” là Sơn Tiến, Sơn Lễ, Sơn Trung, Sơn Giang, Sơn Lâm, Sơn Thủy, Sơn Mai, Sơn Trường, Sơn Hàm… Ở các xã này hầu hết diện tích là rừng trồng keo, thông, thảm thực bì dày và gần khu dân cư.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Bắc Kạn cần hướng đến sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững

FAO tại Việt Nam đánh giá, các hợp tác xã, tổ hợp tác tại tỉnh Bắc Kạn đã cải thiện năng lực tổ chức sản xuất, có nhiều mô hình hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm