| Hotline: 0983.970.780

Biến phế phẩm nông nghiệp thành phân bón

Thứ Tư 19/04/2017 , 13:20 (GMT+7)

Tận dụng phế phẩm trong sản xuất nông nghiệp, nhất là lượng vỏ cà phê để ủ thành phân hữu cơ vi sinh là mô hình đang được nhiều nông dân trên địa bàn xã Cư Suê, (huyện CưM’gar, tỉnh Đăk Lăk) áp dụng.

Cách làm này, đã mang lại hiệu quả kép cho người nông dân, không chỉ giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường mà còn giảm thiểu được chi phí đầu tư trong sản xuất.

12-35-49-dtntt102439989
Ông Nguyễn Văn Trích (trái) đang giới thiệu sản phẩm phân hưu cơ vi sinh được ủ từ vỏ cà phê cho Hội nông dân xã

Với hơn 1ha cà phê, bình quân mỗi năm ông Nguyễn Văn Trích ở thôn 2 thu được khoảng 3 tấn vỏ cà phê. Trước đây, lượng vỏ này được gia đình tận dụng để bón cho cây trồng nhưng do được đổ trực tiếp vào gốc cây nên dinh dưỡng cây hấp thu được từ vỏ không nhiều, cũng như tạo điều kiện để một số vi sinh vật có hại phát triển gây bệnh cho cây cà phê.

Năm 2010, khi được Hội Nông dân xã tập huấn, hướng dẫn về kỹ thuật ủ phân vi sinh từ phế phẩm nông nghiệp, ông Trích và các hộ gia đình khác trong thôn đã tận dụng lượng vỏ thu được từ cà phê để ủ thành phân hữu cơ vi sinh. Cách làm này đã bổ sung tốt nguồn dinh dưỡng cho cây trồng, cũng như giảm chi phí đầu tư trong sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế cho gia đình.

Bình quân, mỗi năm với lượng vỏ cà phê thu được, kết hợp với 16 tấn phân chuồng và men vi sinh, sau khoảng 4 tháng gia đình ông đã tự sản xuất được gần 20 tấn phân hữu cơ vi sinh, trong khi đó chi phí để thực hiện không nhiều, chưa đến 17 triệu đồng…

Ông Trích chia sẻ, ngày trước, vỏ được gia đình bón trực tiếp khiến cây cà phê thường bị nấm, phải tốn nhiều chi phí cho thuốc bảo vệ thực vật… Việc áp dụng mô hình ủ phân vi sinh không những khắc phục được tình trạng trên mà còn giúp cho gia đình giảm thiểu được chi phí đầu tư trong sản xuất, trong khi đó cây trồng vẫn phát triển tốt và bền vững hơn. Nếu như trước, trên diện tích 1ha gia đình bỏ từ 5 - 6 tấn phân hóa học giờ giảm xuống chỉ còn 1,8 tấn, thay vào đó là bón phân vi sinh, tiết tiết kiệm được hơn nửa…

Theo ước tính của Hội nông dân xã, bình quân mỗi năm nông dân trên địa bàn tự sản xuất được khoảng hơn 1.000 tấn phân hữu cơ vi sinh… Bà Phạm Thị Thu - Chủ tịch Hội nông dân xã Cư Suê cho biết, trên thị trường 1kg phân vi sinh có giá khoảng 3.300 - 3.600 đồng nhưng nếu người dân tự sản xuất thì giá chỉ còn trên 1.000 đồng/kg.

Xem thêm
Nghề nuôi đà điểu gặp khó khăn chưa từng có

Hà Nội Trong trang trại của ông Tài, đàn đà điểu vục đầu ăn ở máng xong một con co chân chạy là tất cả các con khác cùng chạy theo, bụi cuốn bay mù mịt.

Mua heo không được lại gần chuồng xem heo

BÌNH ĐỊNH Một thợ chuyên mua heo thịt tại Bình Định chia sẻ, hiện người dân không còn cho thương lái vào chuồng như trước để tránh lây lan dịch bệnh từ ngoài vào trang trại.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.