| Hotline: 0983.970.780

Đào tạo nghề trồng chè cho đồng bào vùng cao

Thứ Tư 18/12/2024 , 16:14 (GMT+7)

LÀO CAI Học viên rất phấn khởi, thích thú vì ngoài việc học lý thuyết còn tự tay thực hành các nội dung đã học, khác với các lớp chỉ 'lý thuyết chay' như trước đây.

Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Lào Cai phối hợp với UBND xã Lùng Khấu Nhin (huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai) mới đây tổ chức lớp đào tạo nghề trồng chè ngoài hiện trường tại thôn Chu Lìn Phố, xã Lùng Khấu Nhin cho 35 học viên là người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật, lao động nữ và các đối tượng chính sách.

Học viên cùng trao đổi thực tế chăm sóc cho cây chè. Ảnh: Lưu Hòa.

Học viên cùng trao đổi thực tế chăm sóc cho cây chè. Ảnh: Lưu Hòa.

Tham gia lớp đào tạo nghề, các học viên được các cơ quan chuyên môn giải đáp những thắc mắc ngay tại hiện trường và hướng dẫn trực tiếp để áp dụng vào thực tế sản xuất chè của gia đình.

Sau 2 tháng tham gia khóa đào tạo, các học viên tham đã nắm vững các kiến thức từ lý thuyết, thực hành nhuần nhuyễn, được hướng dẫn tỷ mỉ về cách chọn giống cây chè để trồng phù hợp với đất đai, khí hậu vùng cao, được hướng dẫn cách làm vườn ươm chè, thời vụ trồng và mật độ trồng, cách trồng mới, trồng dặm, chăm sóc, bón phân, tạo tán cho chè, phòng trừ sâu bệnh hại chè, cách thu hoạch và bảo quản chè, cách ủ phân hữu cơ bón cho cây chè.

Đặc biệt, các học viên nắm vững được trồng chè theo hướng hữu cơ để phát triển cây chè bền vững. Việc học lý thuyết đi đôi với thực hành, được “cầm tay chỉ việc” thay cho phương pháp thuyết trình đã tạo không khí lớp học sôi động hơn. Học viên có cơ hội để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm từ những học viên khác. Qua đó họ đưa ra quyết định xem lựa chọn kỹ thuật nào là tốt nhất để phù hợp với điều kiện sản xuất của từng địa phương.

Giảng viên cùng học viên thực hành bón phân, chăm sóc cho cây chè. Ảnh: Lưu Hòa.

Giảng viên cùng học viên thực hành bón phân, chăm sóc cho cây chè. Ảnh: Lưu Hòa.

Với cách làm này, học viên rất phấn khởi, thích thú vì ngoài việc học lý thuyết còn tự tay thực hành các nội dung đã học, khác với các lớp chỉ “lý thuyết chay” như trước đây.

Kết thúc khoá đào tạo, 35/35 học viên đã được cấp chứng chỉ nghề. Các học viên cho biết sẽ ứng dụng ngay kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất và chính là những tuyên truyền viên tích cực chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức cho các hộ lân cận, bà con trong thôn bản làm theo.

Xem thêm
Nuôi cừu sinh sản thích ứng với biến đổi khí hậu

Ninh Thuận Mô hình nuôi cừu sinh sản thích ứng với biến đổi khí hậu giúp nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế tăng trên 10% so với chăn nuôi đại trà.

Phòng, chống bệnh động vật, khống chế dịch tả heo Châu Phi

Kiên Giang Bệnh dịch tả heo Châu Phi đang có chiều hướng gia tăng, nguy cơ lây lan trên diện rộng, ảnh hưởng xấu đến chăn nuôi, môi trường và nguồn cung thực phẩm.

Báo động thoái hóa đất Tây Nguyên: [Bài 2] Giải pháp nâng cao sức khỏe đất

Phục hồi đất thoái hóa là quá trình lâu dài, bền bỉ và cần phải có giải pháp về cơ chế, chính sách, đầu tư hạ tầng, quản lý, khoa học công nghệ, khuyến nông...