| Hotline: 0983.970.780

Hơn 800 tấn sứa tồn kho do sự cố môi trường biển đã hôi thối, bao giờ xử lý được?

Thứ Ba 28/02/2017 , 08:20 (GMT+7)

Hơn 800 tấn sứa biển tồn kho tại xã Thạch Kim, Thạch Bằng (huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) gần 1 năm nay đã hư hỏng, bốc mùi hôi thối...

Hơn 800 tấn sứa biển tồn kho tại xã Thạch Kim, Thạch Bằng (huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) gần 1 năm nay đã hư hỏng, bốc mùi hôi thối vì quá hạn sử dụng, ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân xung quanh. Tuy nhiên người dân vẫn phải chờ đợi mà cơ quan chức năng chưa có hướng xử lý.

Về xã Thạch Bằng những ngày này mới thấu hiểu hết những khó khăn mà người dân đang phải gánh chịu. Hàng trăm tấn sứa biển sau một thời gian dài “đóng băng” nay đang phân hủy, bốc mùi hôi thối nồng nặc.

07-45-33_1
Hàng trăm tấn sứa ướp muối phèn đã thối rữa, chuyển màu và bốc mùi hôi thối
 

Theo chân chủ cơ sở chế biến thủy hải sản Huy Lộc (xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà) ra kiểm tra số lượng sứa tồn kho lâu nay, vừa mở nắp đậy, mùi hôi thối đã xộc thẳng vào mũi khiến chúng tôi ngộp thở. Từng thùng sứa đã ngả vàng, thối rữa, nổi bọt bèo, bốc mùi nồng nặc.

Theo ông Lê Viết Huy, chủ cơ sở thu mua chế biến thủy hải sản Huy Lộc thì sứa biển chỉ có thể bảo quản và sử dụng trong vòng 3 tháng nhưng đến nay đã gần thời điểm mùa sứa mới mà số lượng sứa mùa cũ vẫn chưa tiêu hủy được. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh cũng như đời sống người dân vùng này.

Cũng theo ông Huy, vào tháng 4/2016, cơ sở của vợ chồng ông có thu mua 70 tấn sứa. Những năm trước, với số lượng sứa như vậy, cơ sở của ông chỉ tiêu thụ trong vòng vài tháng. Nhưng do ảnh hưởng của sự cố môi trường, thủy hải sản không còn ai ngó ngàng tới nên cơ sở của ông Huy đến nay vẫn còn tồn đọng 46 tấn sứa, ước tính thiệt hại gần 3 tỷ đồng.

Sứa là loại thực phẩm được chế biến để ăn sống và chỉ sử dụng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, 46 tấn sứa của gia đình ông Huy đã quá hạn gần năm nay, sứa chuyển màu, bốc mùi thối, tra tấn cả gia đình ông cùng hàng xóm láng giềng. Ông Huy lắc đầu ngao ngán: “Bây giờ còn đỡ chứ những ngày nắng nóng thì không tài nào chịu nổi. Bà con xung quanh cũng có ý kiến nhưng chúng tôi chỉ biết nhờ họ thông cảm chứ không biết đổ đi đâu”.

Cách đó chừng vài trăm mét, chủ cơ sở chế biến thủy hải sản Hồng Hà cũng đang “đau đầu” với gần 8 tấn sứa đang ngày đêm hành hạ gia đình cùng hàng xóm xung quanh.

07-45-33_2
Ảnh: Tâm Đan
 

Chia sẻ với chúng tôi, anh Nguyễn Hải Hà chủ cơ sở bức xúc: “Hồi đầu năm ngoái, cơ sở của gia đình tôi thu mua gần 10 tấn sứa nhưng mới bán được khoảng tấn rưỡi thì xảy ra sự cố môi trường biển. Từ đó người dân quay lưng lại với thủy hải sản, gần 8 tấn sứa của gia đình nằm “bất động” gần một năm nay.

Hàng ngày, chúng tôi phải chịu sự chửi bới của hàng xóm bởi sứa quá hạn lâu ngày, bị phân hủy, thối nồng nặc, gây ô nhiễm nặng nề. Ngoài ra, cơ sở gia đình tôi còn có hơn trăm tấn cá khô, tép khô, mực khô, ruốc chua… cũng ứ đọng lại bị đổi màu và mối mọt ăn. Thời gian đầu, một số người mua về cho gà, lợn ăn nhưng giờ chẳng còn ai mua nữa”.

“Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị lên cấp trên, thậm chí ra tận Ban Tiếp công dân Trung ương nhưng vẫn chưa được giải quyết, rất mong cơ quan chức năng sớm cho tiêu hủy số hải sản này để chúng tôi tiếp tục kinh doanh”, anh Hà cho biết thêm.

Trao đổi về vấn đề này, ông Phan Văn Dũng - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm - thủy sản Hà Tĩnh cho biết: "Chúng tôi không đánh giá chất lượng hải sản khô vì Bộ NT-PTNT không đưa ra tiêu chuẩn nào cả. Còn đối với sứa thì có thể đánh giá dựa trên tiêu chuẩn như sứa ướp muối phèn phải trắng trong, giòn dai, có mùi đặc trưng của sứa biển.

Thế nhưng, đối với số lượng sứa tồn đọng trên địa bàn mà đơn vị vừa kiểm kê trong tháng 12/2016 vừa rồi thì sứa đã mềm nhũn, chuyển sang màu vàng, bốc mùi và chảy nước. Qua kiểm tra, đơn vị xác định số lượng sứa tồn kho đến nay không đủ điều kiện để làm thực phẩm".

“Do thống kê đợt 1, nhiều xã không nắm chắc số liệu nên đã có thiếu sót, đến khi kiểm tra thì thiếu rất nhiều cơ sở. Sau đó đơn vị tiến hành thống kê đợt 2 thì toàn tỉnh có hơn 844 tấn sứa ướp muối phèn bị ứ đọng, nay đã hư hỏng. Sứa tồn đọng nằm rải rác ở các huyện Lộc Hà, Thạch Hà, Kỳ Anh… tập trung nhiều nhất là ở huyện Lộc Hà với hơn 400 tấn.

Trong các cuộc họp UBND tỉnh cũng bàn rất quyết liệt vấn đề này, tuy nhiên, theo chỉ đạo của Chính phủ, hiện nay cần phải hoàn thành chi trả đền bù cho các đối tượng trong đợt 1 rồi mới tính đến đối tượng khác như sứa, nước mắm, ruốc…”, ông Dũng cho biết thêm.

 

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Năm 2024, Bình Điền đặt mục tiêu sản xuất, tiêu thụ 568.000 tấn phân bón

TP. HCM Trong năm 2024, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đặt ra nhiều mục tiêu và nhiệm vụ, trong đó sản lượng và tiêu thụ đạt trên 568.000 tấn phân bón các loại.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm