Thứ trưởng Trần Thanh Nam chủ trì hội nghị |
“Nói đến khoa học công nghệ chúng ta thường nghĩ đến những điều cao siêu, đòi hỏi chi phí đầu tư lớn nên khó thực hiện. Công nghệ cao không nhất thiết phải có nhà kính, nhà lưới với chi phí đầu tư lớn, hộ nông dân khó có thể đầu tư. Đôi khi khoa học công nghệ chỉ là những giải pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao trong sản xuất, giúp tăng hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho nông dân”. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam đã nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới (NTM) vùng Tây Nam bộ giai đoạn 2016 -2020, được tổ chức sáng qua 1/11, tại TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
Hội thảo do Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức, với sự tham dự của lãnh đạo 13 tỉnh, thành trong vùng, Văn phòng điều phối Chương trình MTQG xây dựng NTM địa phương và Trung ương.
Ông Mai Anh Nhịn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh bình quân đạt 14,5 tiêu chí, không còn xã nào dưới 5 tiêu chí, có 42/118 xã đạt 19 tiêu chí và 1 huyện đạt chuẩn NTM. Tổng nguồn vốn đầu tư cho chương trình là hơn 17 ngàn tỷ đồng. “Để đạt được kết quả trên, có một yếu tố hết sức quan trọng đó là việc ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất”, ông Nhịn nhấn mạnh
Theo ông Nhịn, những năm qua cùng với việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao gí trị gia tăng, tỉnh Kiên Giang đã tập trung cho việc nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; chuyển giao, nhân rộng các chương trình, mô hình khuyến nông phù hợp với từng vùng sinh thái, đưa giống cây trồng, vật nuôi mới có giá trị kinh tế vào sản xuất để phát huy tiềm lực của từng địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong tỉnh. Cụ thể như: ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống; ứng dụng phương pháp nuôi cây mô để nhân giống cây trồng và các loại hoa, cây cảnh có giá trị kinh tế cao; ứng dụng công nghệ di truyền phân tử xét nghiệm bênh trên thủy sản... Đồng thời triển khai nhiều mô hình sản xuất theo VietGAP; trồng rau màu sử dụng màng phủ nông nghiệp, trồng trong nhà lưới có hệ thống tưới tự động; chăn nuôi an toàn sinh học, sử dụng đện lót sinh học và thức ăn bổ sung men vi sinh... Xây dựng hàng trăm cánh đồng lớn sản xuất lúa xuất khẩu, với sự tham gia đồng hành của các doanh nghiệp. Qua đó, đã giúp nông dân giảm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường, tăng năng suất, tăng lợi nhuận...
Lãnh đạo các tỉnh, thành trong vùng, Văn phòng điều phối Chương trình MTQG xây dựng NTM địa phương và Trung ương tham dự hội nghị |
Tương tự, ông Cao Minh Đức, Chánh văn phòng điều phối Chương trình MTQG xây dựng NTM Bến Tre đánh giá cao vai trò của khoa học công nghệ trong phát triển sản xuất nói chung và phục vụ xây dựng NTM nói riêng. “Tại Bến Tre, nhiều chương trình khoa học đã được nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn vào đời sống, mang lại hiệu quả cao, như: chương trình cải tạo giống bò Bến Tre; mô hình trồng bởi, cây ăn trái VietGAP... Qua đó, đã nâng cao thu nhập hộ nông dân, góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng NTM”, ông Đức phát biểu.
Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Lê Văn Nghị cho rằng, sản xuất năng suất cao, sản lượng nhiều chưa phải là đều mừng nếu lợi nhuận không cao. “Muốn đạt lợi nhuận cao thì phải nâng cao giá trị sản phẩm, hạ giá thành sản xuất, nhất là tập trung cho chế biến chuyên sâu. Để làm được điều này thì vai trò của khoa học công nghệ là rất quan trọng, bên cạnh đó là tiên kết, hợp tác sản xuất, hình thành chuỗi giá trị để tăng lợi nhuận”, ông Nghị đề xuất.
GS.TS Nguyễn Tuấn Anh, Chủ nhiệm Chương trình Khoa học Công nghệ phục vụ xây dựng NTM cho biết, hiện tại Tây Nam bộ đang được hưởng song song 2 chương trình về khoa học công nghệ do Trung ương chỉ đạo. Một là Chương trình Khoa học Công nghệ phục vụ xây dựng NTM. Hai là chương trình Khoa học Công nghệ cấp nhà nước về phát triển bền vững ĐBSCL. Trong đó, nhiều nhiệm vụ khoa học cấp bách, nhiều dự án đã và đang triển khai mang lại hiệu quả thiết thực. Nhiều địa phương đã biết tận dụng và hưởng lợi rất lớn từ hiệu quả các trương trình mang lại. Chẳng hạn như: mô hình tổ chức xã hội nông thôn mới ở các xã đặc biệt khó khăn; mô hình liên kết ứng dụng công nghệ để xử lý chất thải, sản xuất công nghiệp phân bón hữu cơ tại các trang trại chăn nuôi tập trung; mô hình phát triển làng nghề kết hợp du lịch sinh thái; mô hình sản xuất bưởi, cam sành VietGAP tại Tiền Giang và Bến Tre; xây dựng mô hình kết cấu hạ tầng trong các ô thủy lợi phát triển nuôi trồng thủy sản tại Cà Mau ...
GS.TS Nguyễn Tuấn Anh cho rằng: “Xây dựng NTM là chương trình tổng hợp từ nhiều chương trình khác, vì vậy cần có cơ chế lồng ghép các nguồn vốn khoa học công nghệ, đặt hàng để nghiên cứu, thực hiện các vấn đề cấp bách. Các địa phương cần tiếp tục áp dụng, nhân rộng các thành tự đã đạt được ở giai đoạn 1 phù hợp với địa phương mình khi triển khai giai đoạn 2. Với mục tiêu biến ĐBSCL từ vùng trũng về khoa học công nghệ thành thung lũng ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ phát triển bền vững”.
|
Các đại biểu đến thăm mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại xã Thổ Sơn |
Phát biểu kết luận hội nghị, Thứ trưởng Trần Thanh Nam yêu cầu lãnh đạo các địa trong vùng ĐBSCL tập trung, ứng dụng các thành tự khoa học công nghệ vào đời sống sản xuất. Trong đó, cần đặc biệt chú ý đến việc âng cao giá trị các sản phẩm chủ lực là thủy sản, trái cây, lúa gạo; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, phát triển chương trình mỗi xã một sản phẩm; quan tâm phát triển vùng nguyên liệu cây dược liệu... Xây dựng các mô hình chuyển đổi sản xuất ứng dụng khoa học công nghệ gắn với 19 tiêu chí NTM. Theo đó, phải đảm bảo quy mô lớn, sản phẩm đạt chất lượng và an toàn, tạo mối liên kết “4 nhà”, tạo sự gắn kết, hoài hòa lợi ích giữ doanh nghiệp và hộ nông dân tham gia.
Nuôi tôm công nghệ cao thắng lớn Trước khi diễn ra hội thảo, các đại biểu đã đến thăm quan khu di tích Hòn Đất (xã Thổ Sơn, Hòn Đất, Kiên Giang), dâng hoa, thắp hương mộ chị Sứ (anh hùng lực lượng vũ trang Phan Thị Ràng) và các anh hùng liệt sỹ trận vong tại Hòn Đất. Sau đó, đến thăm mô hình nuôi tôm công nghệ cao 3 giai đoạn tại hộ nông dân Trần Đình Bửu, ở ấp Hòn Quéo, xã Thổ Sơn. Ông Bửu là người có 23 năm kinh nghiệm trong nghề nuôi tôm, hiện có 12 ha đất nuôi tôm công nghiệp, trong đó có 1 ha thực hiện nuôi tôm công nghệ cao 3 giai đoạn, với ao nuôi lót bạt đáy, mái che lưới lan. Theo ông Bửu, nuôi tôm công nghệ cao giảm thiểu được những tác động bất lợi từ môi trường, dịch bệnh, nuôi được mật độ cao, năng suất tăng gấp nhiều lần so với nuôi ao đất truyền thống. Lợi nhuận của mô hình nuôi tôm công nghệ cao thường đạt từ 50% trở lên. |