Đây là một trong bốn nghị định quan đã được Chính phủ giao Bộ NN-PTNT chủ trì soạn thảo để hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật lâm nghiệp trọng (3 Nghị định còn lại gồm: Nghị định quy định chi tiết về quản lý thực động vật, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; Nghị định về Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng; Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp).
Dự thảo Nghị định được kết cấu 10 chương, 116 điều và phần phụ lục. Ngoài kế thừa những quy định trước đó về lĩnh vực lâm nghiệp, Dự thảo có nhiều điểm sửa đổi mới, đáng lưu ý như: tiêu chí xác định ba loại rừng, trình tự thủ tục chuyển loại, mục đích sử dụng rừng, về tổ chức cơ quan chuyên môn lâm nghiệp ở địa phương, tiêu chí đóng, mở cửa rừng tự nhiên... Trong những nội dung này, điểm mới nhất là quy định về quản lý gỗ theo chuỗi trong quá trình SX, chế biến và thương mại.
Theo Thứ trưởng thường trực Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn, việc quản lý chuỗi này sẽ tạo cơ chế liên kết, đảm bảo đúng quy định của pháp luật và có thể truy xuất được nguồn gốc gỗ hợp pháp. Việc trùy xuất được nguồn gốc gỗ hợp pháp cùng với việc đạt được các yêu cầu về môi trường, lao động, nghĩa vụ với ngân sách cũng sẽ tạo điều kiện cho hoạt động XK gỗ và sản phẩm gỗ trong bối cảnh các thị trường thế giới hiện nay đang siết chặt việc truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp.
Tại hội thảo các đại biểu cũng thảo luận về việc làm thế nào để thống nhất diện tích đất và diện tích rừng. Việc giao rừng và cho thuê rừng thường gắn với việc giao đất và cho thuê đất rừng... Thứ trưởng Hà Công Tuấn đã ghi nhận, đánh giá cao các ý kiến đóng góp và kiến nghị của các đại biểu, các địa phương tại hội thảo, đồng thời chỉ đạo cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục nghiên cứu xem xét hoàn thiện Dự thảo Nghị định với chất lượng cao nhất.
Theo kế hoạch, Luật Lâm nghiệp sẽ có hiệu lực từ 1/1/2019. Vì vậy, Bộ NN-PTNT sẽ phải nỗ lực rất cao mới có thể hoàn thành 4 nghị định để kịp thời áp dụng.