| Hotline: 0983.970.780

Mỗi xã một sản phẩm gắn với xây dựng NTM

Thứ Hai 27/02/2017 , 13:15 (GMT+7)

Về lộ trình, Bộ NN-PTNT dự kiến theo 02 giai đoạn. Giai đoạn 1 là xây dựng Đề án thí điểm mô hình “Mỗi xã một sản phẩm” ở một số địa phương gắn với xây dựng NTM...

Trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2016 - 2020, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo phải tập trung “Phát triển SX gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân”.

08-21-00_img-2341
Làm đồ gỗ mỹ nghệ mang lại thu nhập cao cho người dân huyện Đan Phượng (Hà Nội)
 

Theo đó, mục tiêu đến năm 2020 có 80% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 10 về thu nhập và có 85% số xã đạt tiêu chí số 13 về tổ chức SX. Để hiện thực hóa mục tiêu trên, “Phát triển ngành nghề nông thôn, chú trọng bảo tồn và phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch sinh thái; khuyến khích phát triển mỗi làng một nghề; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, cải tiến mẫu mã bao bì sản phẩm cho sản phẩm làng nghề” được xác định là một trong những nội dung quan trọng.

Thực tế trong xây dựng NTM cho thấy, để đảm bảo phát triển nông thôn bền vững, vấn đề quan trọng hàng đầu là tổ chức phát triển SX, nâng cao thu nhập cho người dân.

Do đó, việc triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” trong xây dựng NTM gắn với cơ cấu lại SX nông nghiệp trên cơ sở phát huy vai trò chủ động lựa chọn sản phẩm trong SX kinh doanh của người dân nông thôn, nhà nước hỗ trợ, nhằm phát triển SX và thương mại sản phẩm theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm chủ lực lợi thế của địa phương, làm tăng thu nhập, nâng cao giá trị sản phẩm, bảo vệ môi trường là góp phần xây dựng NTM bền vững.

Theo Bộ NN-PTNT, hoạt động SX của làng nghề thời gian qua đã thu hút 30% lao động và tạo việc làm cho khoảng 11 triệu lao động nông thôn, tạo thu nhập ngày càng được nâng cao, bảo tồn được ngành nghề truyền thống ở nông thôn.

Đến nay, cả nước có 5.411 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 1.864 làng nghề, làng nghề truyền thống và 115 nghề truyền thống đã được công nhận. Số hộ và cơ sở ngành nghề ở nông thôn tăng lên với tốc độ bình quân 8,8 - 9,8%/năm; tốc độ tăng trưởng giá trị bình quân của làng nghề khoảng 15%/năm.

Mặt hàng thủ công mỹ nghệ là mặt hàng chủ lực của làng nghề, từ năm 2000, kim ngạch XK luôn đạt tốc độ tăng trưởng trên 12% mỗi năm, cá biệt có năm đạt tới 17 - 18%. Năm 2013, kim ngạch đạt 1,6 tỷ USD.

Về lộ trình, Bộ NN-PTNT dự kiến theo 02 giai đoạn. Giai đoạn 1 là xây dựng Đề án thí điểm mô hình “Mỗi xã một sản phẩm” ở một số địa phương gắn với xây dựng NTM (chọn 7 tỉnh, thành có điều kiện, tiềm năng và đại diện cho 7 vùng kinh tế).

Các tỉnh được lựa chọn là những địa phương có lợi thế về phát triển các sản phẩm đặc sản, có nhiều làng nghề truyền thống, có quyết tâm và cam kết của địa phương để thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”.

Trên địa bàn mỗi tỉnh, ưu tiên triển khai các huyện, xã đã đạt chuẩn NTM, là những địa phương có điều kiện về cơ sở hạ tầng để thúc đẩy phát triển SX hàng hóa. Thời gian từ năm 2017 - 2019.

Giai đoạn 2 là xây dựng Đề án Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” Việt Nam, tổ chức trên phạm vi quốc gia trên cơ sở đánh giá, rút kinh nghiệm từ kết quả triển khai các mô hình tại 7 địa phương. Thời gian triển khai thực hiện, từ sau năm 2019.

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

Người dân tự nguyện bàn giao mặt bằng thực hiện dự án đường cao tốc Bắc-Nam

Quảng Bình Người dân huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đã tự nguyện bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông, giai đoạn 2021-2025

Hơn 120 gian hàng tham gia Hội chợ OCOP tỉnh Tuyên Quang

Đây là dịp để các địa phương giới thiệu, quảng bá những sản phẩm đạt chuẩn OCOP và sản phẩm đặc sản chủ lực của tỉnh Tuyên Quang và một số tỉnh lân cận.