| Hotline: 0983.970.780

Mãi mãi làm thuê cho nước ngoài?

Thứ Tư 05/10/2011 , 11:35 (GMT+7)

Đấy là câu chuyện có thật đối với các trang trại chăn nuôi gia công hiện nay, không chỉ ở huyện Tiền Hải (Thái Bình), mà phổ biến với nhiều trang trại trên toàn quốc.

Đấy là câu chuyện có thật đối với các trang trại chăn nuôi gia công hiện nay, không chỉ ở huyện Tiền Hải (Thái Bình), mà phổ biến với nhiều trang trại trên toàn quốc.

Với số lượng hơn một trăm ngàn đầu lợn và gấp nhiều lần thế về gia cầm, Tiền Hải được coi là huyện đứng đầu trong lĩnh vực chăn nuôi của tỉnh lúa Thái Bình. Trao đổi với PV NNVN, Phó Chủ tịch UBND huyện Ngô Xuân Chiến cho biết: Lượng lợn và gia cầm đó chủ yếu tập trung ở trên 2.000 trang trại và gia trại, chăn nuôi nhỏ lẻ không đáng bao nhiêu. Để phát huy thế mạnh này, hiện nay chúng tôi đã quy hoạch thêm 3 khu chăn nuôi tập trung, một ở xã Vũ Lăng, có diện tích 59 ha, một ở xã Tây Tiến và một ở xã Nam Hưng, đều có diện tích 30 ha. Hiện khu chăn nuôi tập trung ở Vũ Lăng đã có 7 chủ trang trại đến thuê đất rồi…

Chưa năm nào người chăn nuôi có lãi cao như dịp tháng 5 tháng 6 vừa qua. Thế nhưng tiến hành khảo sát một số trang trại chăn nuôi lớn, công nghệ cao ở Tiền Hải, chúng tôi lại thấy điều ngược lại: Phần lớn đều thu lãi rất ít, hay nói theo ngôn ngữ dân gian là “lấy công làm lãi” mà thôi. Nguyên nhân là do không có vốn, nên chủ các trang trại đó đều phải “liên doanh” với các công ty nước ngoài.

Nói “liên doanh” cho oai, chứ thực ra là làm thuê, là chăn nuôi gia công cho họ. Trong số 20 trang trại chăn nuôi lớn, công nghệ cao ở Tiền Hải, chỉ có 4 trang trại (hai nuôi lợn, hai nuôi gà) là tự chủ được hoàn toàn từ cơ sở đến con giống, thức ăn, tự tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Số còn lại đều làm thuê. Anh Phạm Hiên, chủ một trang trại nuôi gà ở Vũ Lăng, bộc bạch:

- Trang trại của tôi có diện tích 3,2 ha, có thể xây được 4 nhà nuôi gà, và khi đó sức nuôi sẽ đạt 40.000 con/lứa (1 năm nuôi được 5 lứa). Nhưng thiếu vốn, nên mới chỉ xây dựng được 1 nhà nuôi, công suất 10.000 con/lứa. Và cũng vì thiếu vốn, nên đành chấp nhận nuôi gia công cho JAPFA ComFeed Việt Nam theo phương thức tôi xây dựng cơ sở, JAPFA ComFeed Việt Nam đầu tư giống, thức ăn, kỹ thuật và thu sản phẩm. Mỗi kg gà thành phẩm, cộng cả tiền thưởng, tôi chỉ được 4.800 đồng. Trừ điện, nước, tiền thuê nhân công…đi, chẳng còn được mấy tý.

Trang trại chăn nuôi lợn của chị Trần Thị Thuấn Hoa có 2 khu, khu 1 có sức nuôi 2.000 lợn thịt/lứa, mỗi năm đạt sản lượng 500 tấn. Khu 2 nuôi 1.200 lợn nái, mỗi tháng cho ra đời 2.500 lợn con. Số lượng thì lớn vậy, nhưng vì nuôi gia công cho công ty nước ngoài, nên mỗi kg lợn hơi thành phẩm chỉ được 3.000 đồng, mỗi con lợn con được 200.000 đồng.

Hỏi về mức độ đã đầu tư xây dựng trang trại, anh Hiên cho biết, đã đổ vào trang trại trên 5 tỷ rồi mà mới được có thế. Nếu hoàn chỉnh trang trại, anh cần khoảng 7 tỷ nữa, chưa kể tiền mua con giống và thức ăn. Chị Thuấn Hoa đã bỏ ra gần chục tỷ, và chắc chắn phải cần chừng ấy nữa, thì mới tự chủ được hoàn toàn, thoát kiếp làm thuê, nhưng thực sự sức đã kiệt rồi. Nhân đi cùng với Phó Chủ tịch huyện phụ trách nông nghiệp Ngô Xuân Chiến, tôi đặt vấn đề :

- Huyện có cách nào để giúp các chủ trang trại vay vốn của ngân hàng không?

Chủ trang trại gà Phạm Hiên nói ngay:

- Ngân hàng đồng ý cho vay, thế chấp bằng chính cơ sở mà chúng tôi đang có. Nhưng khổ nhất là việc xác định giá trị tài sản thế chấp. Tất cả các khâu từ san lấp mặt bằng đến xây dựng…tất cả đều phải được thể hiện bằng “hóa đơn đỏ” (hóa đơn thuế giá trị gia tăng).

Đây có thể nói là một “bức tường” cao nhất mà các chủ trang trại chăn nuôi không thể nào vượt qua được để có thể tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng. Hầu hết các chủ trang trại đều đi lên từ “tay trắng”, nên để có được cơ sở như hiện nay, ban đầu họ đã làm việc như một lực điền thật sự.

Ví như để san lấp mặt bằng, họ huy động anh em, và tự mình đào một phần diện tích thuê được làm ao, đất ấy dùng san lấp hay dùng đóng gạch để xây dựng. Thợ xây là người làng, nhiều khi còn chịu cả công xây dựng, rồi thì “lấy ngắn nuôi dài”, được đồng lãi nào lại ném ra đầu tư tiếp. Chẳng mấy chủ trang trại có đủ tiền để thuê một công ty xây dựng nào đó đến làm trang trại cả, thế thì lấy đâu ra hóa đơn đỏ? Một chủ trang trại lợn bảo:

- Hơn 5 năm trời xoay xở, vay cào vay cấu từ người thân cho đến bạn bè, tôi mới gây dựng được thế này, cơ sở của tôi trị giá 6 tỷ. Muốn “hợp lý hóa” toàn bộ bằng hóa đơn đỏ để ngân hàng cho vay khoảng trên 4 tỷ (70% giá trị tài sản thế chấp), thì phải chi phí mất khoảng 400 triệu đồng. Đào đâu ra?

Phó Chủ tịch huyện Ngô Xuân Chiến than thở:

- Hiện tại, hầu hết người chăn nuôi lớn đều vấp phải 2 khó khăn, một là cơ sở hạ tầng (điện, đường, nước, xử lý môi trường…) chưa đảm bảo, và hai là tiếp cận nguồn vốn ngân hàng cực khó, vì những vướng mắc về thủ tục như trên. Không giải quyết được 2 vấn đề này, người chăn nuôi mãi mãi chỉ là những kẻ làm thuê, để phần lãi cao ngất ngưởng cho doanh nghiệp nước ngoài hưởng.

Xem thêm
Xuất khẩu tới hơn 100 quốc gia, chè Việt Nam vẫn cần lưu ý điều gì?

Nhìn chung các thị trường đều yêu cầu ngày càng cao đối với an toàn thực phẩm, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc, theo Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường.

Xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y

Bộ NN-PTNT thông báo xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y thuộc Bộ, như sau:

Agribank Khánh Sơn đẩy mạnh cho vay nông nghiệp, nông thôn

KHÁNH HÒA Từ nguồn vốn tín dụng của Agribank, nhiều hộ dân tại huyện Khánh Sơn đã mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất hiệu quả, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Dự án căn hộ duy nhất ở Tây Nam Linh Đàm đang được săn đón

Không ngạc nhiên khi dự án căn hộ duy nhất đang triển khai tại Tây Nam Linh Đàm, thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội là Hanoi Melody Residences đang được thị trường săn đón...