| Hotline: 0983.970.780

Nuôi sò huyết trong vuông tôm

Thứ Sáu 01/12/2017 , 15:05 (GMT+7)

Nhiều nông dân ở xã Hòa Tân (TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) khẳng định, mô hình nuôi sò huyết xen canh trên đất nuôi tôm, cua giúp họ thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Hiện toàn xã có trên 30 hộ đang đầu tư làm theo mô hình này.

09-07-08_1_th_nuoi_so_huyet_xen_cnh_trong_vuong_tom_khong_chi_lm_d_dng_ho_doi_tuong_nuoi_m_con_giup_tng_thu_nhp_tren_cung_dien_tich_1
Nông dân hào hứng nuôi sò huyết trong vuông tôm

Bà Lê Thị Tới ở ấp Cái Nai kể, một lần tình cờ xem ti vi, bà phát hiện mô hình nuôi sò huyết cho thu nhập cao. Để thử nghiệm, bà tìm mua sò giống ở đầm Thị Tường về thả xen canh trên diện tích 0,2ha mặt nước nuôi tôm, cua. Thấy hiệu quả nên mở rộng và duy trì mô hình cho đến nay.

Theo kinh nghiệm của bà Tới, sò huyết là loài hải sản rất khỏe, ít bệnh, không tốn công chăm sóc. Ăn thức ăn tự nhiên có trong vuông nên sò lớn nhanh. Sau 6 tháng thả nuôi, sò đạt trọng lượng 70 - 100 con/kg, giá bán mỗi kg dao động từ 70.000 - 100.000 đồng.

Từ 10 triệu đồng ban đầu, qua 3 vụ thả nuôi, bà Tới đã tích lũy được nguồn vốn trên 150 triệu đồng và xây cất được nhà khang trang. Hiện, 600kg sò giống trong vuông tôm của gia đình bà đang phát triển rất tốt, hứa hẹn vụ mùa bội thu.

Theo Tới, cái lợi của nghề nuôi sò huyết là cứ bỏ ra 1 đồng vốn thì 6 tháng sau thu vào được 3 đồng lời. Lại thêm, nuôi sò huyết xen canh với các đối tượng cua, tôm trên cùng đơn vị diện tích thì cả 3 đối tượng nuôi đều trúng so với nuôi độc canh.

Tuy nhiên, trước mỗi vụ nuôi, người nuôi cần cải tạo ao từ 15-30 ngày. Sau đó, tiến hành bón vôi từ 10 - 15kg/1.000m2 đáy ao, để hạn chế trứng các sinh vật gây hại sò huyết xâm nhập vào ao nuôi, đảm bảo ao nuôi duy trì mực nước với độ sâu từ 0,4 - 0,6m, các yếu tố môi trường như độ pH, nhiệt độ, độ mặn phù hợp.

09-07-08_2_so_huyet_l_doi_tuong_co_gi_tri_kinh_te_co_de_nuoi_nen_nong_dn_nuoi_thuy_sn_o_c_mu_rt_ho_hung_voi_vt_nuoi_ny
Nông dân hào hứng nuôi sò huyết trong vuông tôm

Thời điểm thả giống nuôi sò huyết lý tưởng là từ tháng 9 - 10 dương lịch. Trong quá trình nuôi thường xuyên theo dõi, kiểm tra khả năng phát triển của sò để thay nước, bổ sung nguồn nước đảm bảo độ sâu phù hợp.

Sò huyết là đối tượng có giá trị kinh tế cao, dễ nuôi nên nông dân nuôi thủy sản rất hào hứng với vật nuôi này. Từ một vài hộ nuôi ban đầu, đến nay toàn tỉnh có khoảng 600 hộ nuôi sò huyết xen canh trong ao tôm, với diện tích hơn 450ha.

Bà Đặng Kim Chung, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Hòa Tân đánh giá: “Sò huyết nuôi xen canh trong vuông nuôi tôm góp phần đa dạng đối tượng nuôi, giúp nông dân nâng cao thu nhập. Theo kế hoạch, đầu năm 2018, Hội Phụ nữ xã sẽ vận động hội viên thành lập thêm hợp tác xã nuôi sò huyết tại ấp Xóm Chùa để liên kết sản xuất, tạo đầu ra thuận lợi cho sản phẩm”.

Xem thêm
Người nuôi thủy sản Thái Bình chuẩn bị kỹ cho vụ nuôi mới

Các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Thái Bình đang khẩn trương cải tạo hệ thống ao đầm, lồng bè…, sẵn sàng thả nuôi vụ mới vào tháng 4.

Thừa Thiên - Huế đề xuất đầu tư 350 tỷ đồng cho hạ tầng nghề cá

Tỉnh Thừa Thiên - Huế đề xuất bổ sung 350 tỷ đồng để tiếp tục đầu tư, nâng cấp hệ thống cảng cá địa phương, góp phần nâng cao năng lực ngành thủy sản.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Vươn khơi bám biển, chấp hành tốt các quy định IUU

TIỀN GIANG Khai thác hải sản là nghề truyền thống của ngư dân thị trấn Vàm Láng. Thời gian qua, người dân khắc phục khó khăn, vươn khơi bám biển, chấp hành tốt các quy định IUU.