| Hotline: 0983.970.780

Phải chuyển sang nghề cá bền vững, có trách nhiệm

Thứ Năm 05/04/2018 , 19:41 (GMT+7)

Đó là ý kiến chỉ đạo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường tại hội nghị bàn giản pháp khai thác, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm khai thác, do Bộ NN-PTNT phối hợp UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức vào sáng 5/4, tại TP Nha Trang.

17-34-44_1
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại hội nghị


Đội tàu lạc hậu

Ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, cho biết, tính đến 31/12/2017, cả nước có 109.622 tàu cá, với tổng công suất trên 10 triệu CV, trong đó 45.985 tàu công suất dưới 20 CV; 27.182 tàu công suất từ 20-90 CV; 10.449 tàu công suất từ 90 CV đến dưới 250 CV; 9.916 tàu công suất từ 250 CV đến dưới 400 CV và 16.090 tàu công suất từ 400CV trở lên.

Về chất lượng đội tàu, ngoài các tàu được sự hỗ trợ từ các chính sách của nhà nước có chất lượng khá (trong đó 349 tàu cá vỏ thép, 78 tàu cá vỏ composite,) còn lại chủ yếu do ngư dân tự đầu tư vốn để đóng, ngư dân không có điều kiện để đầu tư, trang bị cho tàu cá nên chất lượng đội tàu cá không cao.

Cụ thể, đối với các tàu cá có công suất nhỏ dưới 90CV hơn 73.000 tàu (chiếm 67% trong tổng số tàu cá), chủ yếu các tàu vỏ gỗ, các trang thiết bị về hàng hải, khai thác cũng như bảo quản còn thiếu, lạc hậu, kích thước nhỏ nên việc cải tạo, bố trí lắp đặt các trang thiết bị trên tàu khó khăn, điều kiện sinh hoạt, làm việc trên tàu bị hạn chế.

Còn đối với các tàu có suất từ 90 CV trở lên là 31.963 tàu, chiếm 33%, cũng chủ yếu tàu cá vỏ gỗ được đóng theo mẫu dân gian. Do khó khăn về kinh tế nên ngư dân thường lắp máy cũ, máy bộ đã qua sử dụng, chủng loại máy đa dạng và được nhập khẩu từ nhiều nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Đức, Trung Quốc... để giảm chi phí.

Các trang thiết bị trên tàu cá như phương tiện cứu sinh, cứu hỏa, cứu thủng, trang bị hàng hải, trang bị khai thác trên tàu cá, nhìn chung đều có trang bị nhưng không đủ; việc bố trí các trang thiết bị trên tàu cũng chưa được phù hợp. Cơ giới hóa trong quá trình khai thác chưa cao, nhất là khâu trong quá trình khai thác, vận chuyển hàng hóa vẫn sử dụng sức người như: kéo lưới, thu cá…làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.
 

Tổn thất sau thu hoạch từ 15 – 25 %

Theo Tổng cục Thủy sản, hiện công tác xử lý cá trước khi bảo quản chỉ được thực hiện các thao tác cơ bản nhất cho nghề câu cá ngừ đại dương (rửa, bỏ nội tạng, xả máu ... muối trực tiếp trong đá), song các sản phẩm còn lại phần lớn chỉ qua công đoạn phân loại, xếp khay và đưa xuống hầm bảo quản.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội VASEP cho biết, mục tiêu 3,3 tỷ chúng ta có thể đạt, nếu giải quyết tốt bài toán nguyên liệu bằng cách nâng cao chất lượng, sản lượng và nhập khẩu; khắc phục thẻ vàng IUU và tận dụng ưu đãi thuế quan từ FTA, đáp ứng quy định về xuất xứ; đồng thời cần cải cách quy định, thủ tục hành chính từ các Bộ, để tạo điều kiện cho các DN xuất khẩu.

Đối với công đoạn xử lý trước bảo quản thì các thiết bị và công cụ (máy xúc, máy tời, khay, đá...) sử dụng là rất quan trọng, công đoạn này cần thực hiện càng nhanh càng tốt để đảm bảo đưa cá xuống hầm bảo quản nhanh nhất, nhưng tránh làm dập, nát cá.

Tuy nhiên, thực tế trên tàu, các thiết bị và công cụ hỗ trợ cho công đoạn này đang rất lạc hậu, thô sơ, nhiều tàu chưa được trang bị hoặc có nhưng thiếu đồng bộ với máy móc và thiết bị khác trên tàu dẫn tới hiệu quả làm việc chưa cao.

Trong khâu bảo quản hiện nay, các tàu khai thác chủ yếu áp dụng các phương pháp bảo quản lạnh bằng nước đá, bảo quản bằng muối ăn, phương pháp sấy khô. Trong đó, phương pháp bảo quản đá áp dụng cho trên 90% sản lượng khai thác (cá ngừ, cá lớn, cá nhỏ, tôm, mực). Tuy nhiên, hiện nay chất lượng ATVSTP của nước đá, chất lượng nước đá, điều kiện vệ sinh các dụng cụ tiếp xúc với nước đá lại thiếu kiểm soát.

Ngoài ra, do chủ yếu tàu cá vỏ gỗ, kích thước nhỏ nên hầm bảo quản có chất lượng thấp, không vệ sinh và dễ bị tiêu hao nhiệt gây ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm được bảo quản.

Vì vậy, tổn thất sau thu hoạch của các nghề khai thác hải sản hiện nay trung bình trong khoảng 15 – 25 %, trong đó nghề lưới kéo có tỷ lệ tổn thất cao nhất.
 

Giải pháp

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám, để giảm thất thoát sau thu hoạch, hiện nay chúng ta triển khai luật thủy sản, bên cạnh bảo vệ nguồn lợi thì cần khai thác bền vững, hiệu quả. Có thể trong thời gian tới chúng ta không tăng sản lượng khai thác nhưng phải đảm bảo sản phẩm khai thác được bảo quản tốt, để giảm tổn thất xuống trên dưới 10%.

17-34-44_2_2
Ngư dân phải khai thác thủy sản có trách nhiệm, bền vững

Do đó giải pháp chúng ta cần làm là tăng cường biện pháp chế biến sâu, áp dụng KHCN trong khai thác và chế biến, bằng cách triển khai tập huấn hướng dẫn cho ngư dân và chuyển giao công nghệ đến từng tàu, từng lao động khai thác, mới có thể khắc phục.

Về công nghệ bảo quản, đại diện Viện Nghiên cứu Hải sản cho biết, việc ứng dụng hầm bảo quản bằng vật liệu Polyurethan sẽ làm tăng thời gian giữ nhiệt đá lên 1,3-1,5 lần so với thùng xốp ghép truyền thống, hiệu suất sử dụng nước đá lên đến 95% và tỷ lệ cá đạt chất lượng cũng đạt 95%. Ngoài ra, hầm bảo quản này còn nâng cao chất lượng VSATTP...

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Để gỡ “thẻ vàng” chúng ta phải tập trung quyết liệt, thực hiện 9 nội dung kiến nghị EU. Các kiến nghị cũng trùng vào ý kiến tập trung chỉ đạo của chúng ta về luật thủy sản. Vì vậy, các địa phương phải khắc phuc tiền nhãn trước mặt như cấm ngư dân khai thác vùng biển nước ngoài; đồng thời đề nghị phải khai báo truy xuất nguồn gốc, dù khó mấy cũng chúng ta vẫn phải làm.

Còn theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường, nhìn nhận hiện nay từ khâu khai thác đến chế biến chúng ta còn nhiều bất cập, dẫn đến đến hiệu quả kinh tế thấp.

Phương tiện nhiều, ồ ạt ra, trang bị không đúng chuẩn loại và hiện đại. Chế biến mừng với nhiều cơ sở, xuất được nhiều nước nhưng đánh giá chính vẫn đi theo chiều rộng.

Cơ sở xuất khẩu cá ngừ tốt nhất hiện này cũng chỉ có 10 mặt hàng, nhưng chủ yếu là sơ chế, chứ tinh ra sản phẩm cuối cùng để đáp ứng chuỗi giá trị cao nhất thì chưa có. Còn phát triển thị trường cũng ồ ạt đến 160 quốc gia, nhưng tiền thu về chỉ có ít, rủi ro nhiều, quản lý cực kỳ khó khăn...

Do đó, Bộ trưởng cho rằng, chúng phải phải hướng đến nghề cá bền vững, có trách nhiệm và khai thác có hiệu quả. Bằng cách chúng ta phải tái cơ cấu lại nghề cá, theo hướng một nghề cá bền vững, khai thác đến tới hạn, chế biến thật sâu, tổ chức các cấp độ từ khai thác, từ chế biến, tổ chức thị trường thật tốt.

Nếu không làm thế chúng ta sẽ chịu áp lực thách thức lớn, thứ nhất là từ BĐKH, bởi Việt Nam là 1 trong 5 nước chịu tổn thướng lớn.

Thứ 2, đó là thách thức hội nhập sâu rộng. Do đó sản phẩm bán ra chúng ta ngon chưa đủ, giá chưa đủ, mà cần phải minh bạch, truy xuất nguồn gốc...Thứ 3, đời sống chúng ta ngày càng nâng lên nên ngay thị trường nội địa đáp ứng sản phẩm cũng khác. Rồi thách thức trước đòi hỏi tập trung nhanh hơn quá trình tái cơ cấu ngành hàng.

“Chính vì vậy để hướng đến một nền kinh tế nghề cá biển hiện đại, trách nhiệm, hiệu quả, hội nhập thì đòi hỏi chúng ta phải tổng thể đồng bộ các giải pháp, quyết liệt cả 3 cấp và kiêng trì liên tục..”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Cũng theo Bộ trưởng chỉ dẫn để đảm bảo nghề cá bền vững, chúng ta phải xây dựng 3 trụ cột. Trụ cốt thứ nhất là khai thác có tổ chức chuỗi khép kín tới hạn cho phép. Trụ cột 2, tăng cường công tác chê biến, đa dạng sản phẩm để nâng cao giá trị. Trụ cốt 3, phải tập trung phát triển nuôi. Nhưng nuôi phải nuôi bền vững, quy hoạch, ứng dụng KHCN, thích ứng BĐKH...

Mục tiêu đạt 10 tỷ USD trong năm 2018

Định hướng chỉ đạo sản xuất trong năm 2018 của ngành thủy sản là duy trì số lượng tàu cá khoảng 109.000 tàu và tăng số tổ đội sản xuất trên biển khoảng 4,5 nghìn tổ/đội với sự tham gia của khoảng 13 nghìn tàu cá; giảm tổn thất sau thu hoạch trong khai thác.

Chỉ tiêu sản lượng khai thác thủy sản khoảng 3,3 triệu tấn trong tổng số 7,2-7,5 triệu tấn của toàn ngành thủy sản. Chi tiêu kim ngạch xuất khẩu hải sản khai thác là 3,3 tỷ USD, trong tổng số 10 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản (tăng khoảng 18% so với năm 2017). Trong đó, một số sản phẩm chủ yếu là: cá ngừ: 720 triệu USD (tăng 21,5%); Mực và bạch tuộc là 754,5 triệu USD (+21,5%), cá biển khác 1.8 tỷ USD.

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Hội thảo quốc tế: Để trường học thành điểm chạm hạnh phúc

Hội thảo Hạnh phúc trong Giáo dục 2024 mang đến giải pháp xây dựng môi trường học tập hạnh phúc, kết nối và thúc đẩy giáo dục toàn diện tại Việt Nam.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.