| Hotline: 0983.970.780

Rừng nguyên sinh đang bị tàn phá vô tội vạ

Thứ Ba 15/03/2016 , 15:23 (GMT+7)

Những cánh rừng nguyên sinh dọc đường Trường Sơn Đông, đoạn đi qua tỉnh Lâm Đồng đang bị chặt phá nặng nề trong khi chính quyền địa phương nói “công tác quản lý bảo vệ rừng rất tốt”.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, từ khu dân cư Lán Tranh, tới gần trụ sở UBND xã Đưng K’nớ mới dài khoảng 4km nhiều diện tích rừng nguyên sinh dọc đường Trường Sơn Đông đã bị phá hủy, hàng trăm cây gỗ lớn bị chặt hạ, lấy gỗ, đốt gốc. Nhiều chỗ gỗ rừng đốt cháy chưa hết nằm la liệt trên mặt đất.

Vị trí này là vùng giáp ranh giữa các xã Đưng K’nớ, xã Lát (huyện Lạc Dương) và xã Đạ Long (huyện Đam Rông).

Như chốn không người

Khi chúng tôi có mặt tại khu vực Lán Tranh, một số người dân địa phương vẫn thản nhiên chặt phá rừng để lấy đất làm rẫy. Sự xuất hiện của người lạ không làm ảnh hưởng đến công việc hủy hoại rừng của họ. Cách đó chỉ vài trăm mét là một trạm quản lý, bảo vệ rừng nhưng “cửa đóng im ỉm”, không có người trực.

Dấu vết để lại tại hiện trường cho thấy những cánh rừng nguyên sinh dọc hai bên đường này đã bị tàn phá trong một thời gian dài và hiện vẫn đang còn tiếp diễn. Nhiều cây gỗ có đường kính gốc lên tới trên 1m, cao 20 - 30m bị chặt hạ hàng loạt.

Loại gỗ quý hiếm đã được vận chuyển đi đâu không rõ. Những cây gỗ ít có giá trị kinh tế hơn, dù có đường kính rất lớn đều bị đốt cháy đen, nằm chơ chọi ngang dọc trên mặt đất.

Nhiều vị trí rừng nơi đây bị tàn phá đến mức bị chặt trắng gần nửa quả đồi, khói lửa vẫn còn bốc lên đốt cháy những phần cây gỗ to còn sót lại.

Lại có những điểm việc chặt phá, hủy hoại tài nguyên rừng diễn ra “kín đáo” hơn. Những cây gỗ sát đường được giữ nguyên, nếu đi trên đường Trường Sơn Đông mà không chịu tháo giày dép, leo rừng đi sâu vào bên trong, thoạt nhìn tất cả đều nghĩ rừng nơi đây được quản lý tốt, vẫn còn nguyên vẹn.

Nhưng kỳ thực, chỉ đi sâu vào vài chục mét, những cánh rừng nguyên sinh bị hạ trắng hàng loạt, gỗ bị đốt cháy nằm ngổn ngang la liệt.

22-26-19_nh-3
Có những quả đồi rừng bị chặt trắng

Một người đàn ông dân tộc K’ho ngoài 40 tuổi đang chặt bỏ những cây gỗ nhỏ hơn ở khu vực đầu khu dân cư Lán Tranh cho chúng tôi biết, anh được ông chủ thuê chặt hạ một khu rừng với giá 150.000 đồng/ngày.

Khi chúng tôi hỏi: “Anh có biết phá rừng là vi phạm pháp luật không?”. Người đàn ông nọ lắc đầu trả lời: “Mình chỉ được thuê để phát rẫy thôi mà!”, và không nói gì thêm.

Rừng đổ xuống tới đâu cà phê mọc lên tới đó. Có những điểm cà phê vừa trồng được vài tháng, nhưng cũng có nhiều vị trí cà phê đã bắt đầu cho ra hoa bói lứa đầu tiên.

Theo nhiều người phản ánh, việc chặt phá, hủy hoại rừng bắt đầu diễn ra rầm rộ khi đường Trường Sơn Đông đi qua đây, giao thông thuận tiện, đất rẫy lên giá.

Trên những rẫy cà phê non này, hàng trăm gốc cây gỗ rừng lớn nhỏ bị đốt cháy đen vẫn còn, đó là dấu tích cuối cùng sót lại của những cánh rừng nguyên sinh hàng trăm năm tuổi. Dọc đường Trường Sơn Đông, nhiều nương rẫy cà phê đã đánh bật các cánh rừng nguyên sinh trong một thời gian dài.

Rừng bị phá, chủ tịch xã bảo "không"

Ông Đoàn Quang Giao, Bí thư Đảng ủy, kiêm Chủ tịch UBND xã Đưng K’nớ, huyện Lạc Dương cho biết, khu vực rừng bị tàn phá nhiều nhất thuộc địa phận xã Đạ Long, huyện Đam Rông.

Theo ông Giao, năm qua rừng tại địa phương do xã này quản lý được giữ khá tốt. Trong năm 2015 trên địa bàn xã chỉ xảy ra 3 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng nhưng chưa đến mức độ phải khởi tố mà chỉ phạt hành chính người có liên quan, đồng thời cắt hợp đồng đối với người được giao khoán trông coi, bảo vệ khu rừng bị tàn phá.

22-26-19_nh-4
Rừng bị phá tới đâu, cà phê mọc tới đó

Tuy nhiên, trong lúc ông Đoàn Quang Giao khẳng định việc rừng tại địa phương này được bảo vệ tốt thì khi chúng tôi vừa ra khỏi cổng UBND xã Đưng K’nớ trên 100m đã bắt gặp ngay cảnh hai thanh niên điều khiển xe gắn máy với tốc độ cao chạy trên đường Trường Sơn Đông chở theo 2 khúc gỗ chạy ngược về phía trung tâm xã Đưng K’nớ cũ.

Ông Đồng Văn Lâm, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Lạc Dương, cho biết dọc đường Trường Sơn Đông, đoạn từ khu vực Lán Tranh lâu nay là điểm nóng về tình trạng hủy hoại rừng. Riêng từ đầu năm 2016 đến nay, Hạt Kiểm lâm huyện Lạc Dương đã phát hiện, lập biên bản 4 vụ vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng.

Hình thức vi phạm chủ yếu là người dân chặt phá rừng lấy đất làm rẫy. Diện tích rừng bị phá là 8.136m2, thiệt hại hàng chục mét khối gỗ. Hiện Hạt kiểm lâm Lạc Dương đang phối hợp với cơ quan công an xem xét tiến hành khởi tố vụ án đối với trường hợp tái phạm.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm