| Hotline: 0983.970.780

Sống ngột ngạt bên trại lợn ô nhiễm

Thứ Tư 06/12/2017 , 08:29 (GMT+7)

Năm 2010, trại lợn của Công ty Đại Thành Lộc đưa vào hoạt động tại khu vực đồi Cột Cờ, xã Nam Hưng, huyện Nam Đàn (Nghệ An). Từ đó, hàng chục hộ dân quanh đây chấp nhận sống chung với... phân lợn.

Trại lợn ở vị trí không hợp lý

Theo người dân xã Nam Hưng, trại lợn của Công ty Đại Thành Lộc nằm ở vị trí không hợp lý. Toàn bộ trại chăn nuôi, khu hành chính nằm trên đồi Cột Cờ, thượng nguồn đập Ba Khe, chảy ra đập Tràng Đen. Đây là đập thủy lợi cấp nước sản xuất cho hầu hết diện tích đất nông nghiệp trong xã và còn ảnh hưởng lớn đến nguồn nước sinh hoạt của hàng trăm hộ dân.

09-23-58_tri_lon_cu_cong_ty_di_thnh_loc_nm_o_thuong_nguon_dp_b_khe
Trại lợn của Công ty Đại Thành Lộc nằm ở thượng nguồn đập Ba Khe

Người dẫn đường nói với chúng tôi: “Anh đi hôm nay, trời hửng thế này không thấy trại lợn xả thải đâu. Trời mưa, họ lợi dụng xả ra đập mới gây ô nhiễm”. Dù trại lợn nằm cách QL15A và khu dân cư chưa đến 1 km nhưng mất 1 giờ đi bộ vòng đường mòn, chúng tôi mới tiếp cận được. Đúng như lời người dẫn đường, trời tạnh mưa, hửng nắng nên hoạt động xả thải im ắng. Tuy nhiên, mùi hôi thối vẫn bốc lên nồng nặc.

Theo quan sát, trại lợn có khu xử lý biogas, nằm ở phía trên cùng. Vị trí xả thải dẫn ra hồ lóng nằm trong hàng rào dây thép gai và chảy ra đập Ba Khe khuất dưới lùm cây lớn không thể quan sát được miệng cống. Chỉ biết, ngay phía dưới điểm xả thải, một hố nước chừng vài chục m2 nước sủi tăm, đóng váng bốc mùi nồng nặc. Thượng nguồn đập Ba Khe là dòng nước thải chảy nhẹ, màu đen ngòm đang chảy ra đập Tràng Đen.

09-23-58_he_thong_biog_trong_tri_lon
Hệ thống biogas trong trại lợn vẫn không xử lý hết ô nhiễm

Từ trại lợn, theo đường chim bay chỉ cách tượng đài 13 thanh niên xung phong Truông Bồn (huyện Đô Lương) chừng 3km. Hiện tỉnh Nghệ An đang đầu tư đường 15A mới vắt qua ngọn núi sát lưng trại lợn. Điều đó sẽ ảnh hưởng lớn đến cảnh quan và tâm lý du khách khi hành hương về khu di tích.

Ông H (xin giấu tên), đã sống gần hết cuộc đời tại xóm Tiền Phong bức xúc: “Ngày xưa, đập Tràng Đen là nơi trẻ con, người lớn tắm rửa, giặt giũ, quanh năm nước trong xanh. Nhưng giờ đây, lội xuống là chân tay nổi mẩn ngứa, nước đen ngòm. Ban đêm chúng tôi thường phải dùng giẻ bịt kín các chỗ hở để mùi hôi thối không bay vào nhà. Sống ở đây ngột ngạt lắm, không chịu nổi”.
 

Dân phản đối gay gắt ngay khi lập dự án

Người dân xã Nam Thái khẳng định, ngay từ khi dự án phê duyệt đã gặp phải sự phản ứng gay gắt từ phía nhân dân. Tuy nhiên, bất chấp người ta vẫn triển khai. “Qua các cuộc tiếp xúc cử tri, chúng tôi không đồng tình làm dự án. Đấu tranh mãi nhưng trại lợn chỉ cách khu dân cư chưa đến 1 km vẫn được xây dựng. Nghe nói, chủ trại lợn là một người có thế lực nên mọi sự can thiệp đều vô nghĩa”, một người dân nói.

Ông Nguyễn Văn Xuân, Chủ tịch UBND xã Nam Hưng cho biết, phản ánh của người dân là có cơ sở. Tuy nhiên, địa phương chưa ghi nhận việc xả thải trộm chất thải chưa qua xử lý ra đập Ba Khe. Năm 2010, dự án chưa hòan thiện nhưng vẫn đi vào hoạt động.

Khi đó, Công ty Đại Thành Lộc dùng công nghệ xử lý môi trường do Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh phê duyệt nhưng vẫn gây ô nhiễm. Năm 2013-2014, Cty phải thay công nghệ xử lý nước thải mới nhưng không cải thiện được là bao.

09-23-58_diem_x_thi_cu_tri_lon_nuoc_dong_vng_boc_mui_hoi_thoi
Điểm xả thải của trại lợn, nước đóng váng bốc mùi hôi thối

“Từ khi hoạt động đến nay, Công ty Đại Thành Lộc đã 2 lần bị lập biên bản, xử phạt 330 triệu đồng. Năm 2016, hệ thống xử lý nước thải của công ty được kết luận đạt chuẩn nhưng tháng 8/2017 lại bị phạt 60 triệu đồng vì nước thải sinh hoạt chưa đưa vào hệ thống xử lý; đường dẫn nước thải trong trại để lộ thiên; hệ thống chuồng trại, quạt chưa đảm bảo, bốc mùi hôi thối; chưa có hệ thống xử lý phân sau thu gom; chưa có lò xử lý lợn chết. Cơ quan chức năng yêu cầu khắc phục trong vòng 90 ngày nhưng vẫn chưa xong”, ông Xuân cho biết.

Cũng theo ông Xuân, trại lợn của Công ty Đại Thành Lộc có quy mô 2.200 lợn nái, 30-40 lợn đực giống, 2.000-3.000 lợn thịt. Năm 2016, cơ quan chức năng về phân tích mẫu nước tại 3 điểm thì chỉ 1 điểm đạt tiêu chuẩn. Tháng 8/2017, cơ quan chức năng tiếp tục lấy mẫu nước nhưng UBND xã Nam Hưng không được nhận kết quả.

Một cán bộ xã Nam Hưng cho biết: “Lúc triển khai dự án, người dân kịch liệt phản đối. Nhưng thường vụ Huyện ủy Nam Đàn lúc đó “ép” nên chúng tôi phải chấp nhận. Chứ bản thân chúng tôi thấy trại lợn nằm ở vị trí này không ổn”. 

09-23-58_mu_nuoc_den_ngom_do_r_dp_trng_den
Màu nước đen ngòm đổ ra đập Tràng Đen

Các bà Trần Thị Thới, Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Thị Mùi... là những hộ dân sống ngay sát trại lợn. Không chỉ không khí nặng mùi mà nước giếng cũng có mùi khang khác.

“Năm trước thấy các đoàn về lấy mẫu nước đi kiểm nghiệm nhưng không báo kết quả về. Giờ chúng tôi vẫn phải sống chung với hôi thối, nước giếng ô nhiễm nhưng không biết dời đi đâu. Tháng 4/2017, cá trên đập Ba Khe nổi chết hàng loạt. Sau đó, trại lợn có thả bèo Nhật Bản nhưng tình hình cũng không cải thiện là bao”, bà Trần Thị Thới cho biết.

 

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm