| Hotline: 0983.970.780

Tối đa hóa các chính sách cho phòng chống thiên tai

Thứ Năm 18/05/2017 , 19:45 (GMT+7)

Chiều 18/5, Bộ NN-PTNT và UNICEF tại Việt Nam tổ chức hội nghị hưởng ứng ngày phòng chống thiên tai và tổng kết chương trình hỗ trợ khẩn cấp hạn hán, xâm nhập mặn.

Tại hội nghị, ông Trần Quang Hoài, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi đọc thư của Chủ tịch nước Trần Đại Quang gửi đồng bào, chiến sỹ cả nước nhân 71 năm ngày truyền thống phòng chống thiên tai của Việt Nam.

16-44-58_c4
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cảm ơn UNICEF và các tổ chức quốc tế đã ủng hộ tích cực, hiệu quả, giúp Việt Nam làm tốt ứng phó giảm nhẹ thiên tai

Trong thư, Chủ tịch nước đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức và nhân dân cả nước quán triệt và thực hiện chủ trương, chính sách về phòng chống thiên tai; đưa nội dung phòng chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển KT-XH; nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo; thực hiện tốt nguyên tắc chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, khắc phục nhanh chóng và hiệu quả theo phương châm 4 tại chỗ, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và của.

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, Trưởng ban chỉ đạo phòng chống thiên tai nhấn mạnh, Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu tác động lớn bởi biến đổi khí hậu. Ngày truyền thống thiên tai (22/5) nhắc nhở mọi người ý thức rõ hơn về công tác phòng chống.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, trong mọi hoàn cảnh, cả hệ thống chính trị đều vào cuộc. Đến nay đã hoàn thiện các văn bản, cơ chế, pháp luật, bộ máy để đáp ứng tốt nhất cho công tác phòng chống thiên tai. Chính phủ, các địa phương đã dành nguồn lực đích đáng. Năm 2016, ngân sách trung ương chi 5.400 tỷ đồng, xuất 23 ngàn tấn gạo hỗ trợ nhân dân vùng bị ảnh hưởng.

Chính phủ huy động các thành phần kinh tế vào ứng phó, khắc phục thiên tai. Qua thực tiễn ứng phó với thiên tai chúng ta đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm, nhất là phương châm 4 tại chỗ. Qua 2016 cho thấy tính phù hợp, tích cực và hiệu quả.

Sự ủng hộ, giúp đỡ của các tổ chức thế giới, định chế tài chính… đã ủng hộ hết mình cho Việt Nam. Trong đó có sự giúp đỡ rất nhiều của UNICEEG. Chính sự giúp đỡ đó đã động viên kịp thời về tinh thần, vật chất cho nhân dân Việt Nam.

“Chúng tôi đánh giá cao phương pháp tổ chức thực hiện của UNICEF. Với cách tiếp cận lấy trẻ em và phụ nữ là đối tượng chịu tác động nặng nề nhất để hỗ trợ. Điều này cho thấy sự quan tâm nền tảng của các tổ chức quốc tế. Các mô hình cứu trợ, hỗ trợ có sức lan tỏa rất phù hợp như chương trình nước sạch; phục hồi sản xuất… đã góp phần quan trọng hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường bày tỏ lòng biết ơn sự quan tâm giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, các định chế tài chính, các bộ, ngành, cơ quan, doanh nghiệp và toàn thể nhân dân… trong suốt thời gian nỗ lực vượt qua mọi khó khăn.

Ngài Katsuro Nagai, Phó đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam phát biểu, chúc mừng Chính phủ Việt Nam đã có những kế hoạch hành động sát sao cho việc phòng chống, giảm nhẹ thiên tai.

16-44-58_img_0266
Toàn cảnh hội nghị

Ông cho biết, năm ngoái Chính phủ Nhật Bản đã chi ra gói hỗ trợ 2,5 triệu USD cho Việt Nam thông qua UNICEF để ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn. Chúng tôi đã có cuộc khảo sát ở Ninh Thuận và đã triển khai ngay các chương trình hành động. Trong năm nay, chúng tôi có kế hoạch để ủng hộ tỉnh Bến Tre chương trình ngăn ngừa sự xâm nhập nước mặn; ủng hộ tỉnh TT-Huế chương trình nước ngọt. Tại Tây Nguyên sẽ được triển khai chương trình tưới tiêu, sử dụng nước ngọt.

Ngài Youssouf Abdel - Jelil, Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam nhấn mạnh rằng, các chính phủ cùng chúng ta thực hiện tối đa hóa các chính sách tốt hơn cho phòng chống thiên tai.

Ông nói, tháng 3/2016 khi Việt Nam kêu gọi sự hỗ trợ để ứng phó khẩn cấp đối phó hạn hán, xâm nhập mặn thì tổng kinh phí mà UNICEF đã kêu gọi được là 4,2 triệu USD, trong đó Nhật Bản đóng góp được 2,5 triệu USD và 1,5 triệu USD từ Quỹ ứng phó khẩn cấp Trung ương. Chúng tôi cũng đã nhận được sự ủng hộ tài chính từ LHQ, chính phủ nhiều quốc gia đóng góp vào quỹ này để giúp đỡ các địa phương mà trực tiếp là nhóm đối tượng trẻ em, phụ nữ.

“Hầu hết các tỉnh bị ảnh hưởng tại Việt Nam đều có điều kiện kinh tế khó khăn. Sự đe dọa của BĐKH sẽ ảnh hưởng phần nào đến sự tăng trưởng, phát triển của đất nước”, ông Youssouf Abdel - Jelil nói .

Ngài trưởng đại diện thể hiện quyết tâm rằng UNICEF cam kết phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai Việt Nam cùng các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp ở Việt Nam và các tổ chức quốc tế để chương trình hỗ trợ giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại Việt Nam đạt kết quả tích cực.

Xem thêm
Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Không tùy tiện tăng giá, ép khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Ngành du lịch yêu cầu các cơ quan quản lý địa phương và doanh nghiệp công khai giá bán hàng hóa, dịch vụ và bán đúng giá niêm yết, không tùy tiện tăng giá.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.