| Hotline: 0983.970.780

Trà chanh chém gió: Căn bệnh sợ độ cao

Thứ Ba 10/10/2017 , 06:50 (GMT+7)

Một trong những ngôi sao vĩ đại nhất lịch sử bóng đá thế giới có thể sẽ bỏ lỡ World Cup vì một lý do khá lãng nhách, sợ độ cao.

Ngày 31/3/2009 là một trong những thời khắc đen tối nhất của Lionel Messi cũng như đội tuyển Argentina. Đội bóng của anh thảm bại 1-6 trước Bolivia, trên độ cao hơn 3.600m so với mực nước biển của thủ đô La Paz, còn ngôi sao số một Barca bị nôn khan ngay trên sân.

Messi mệt mỏi khi thi đấu tại sân Hernando Siles

1-6 là thất bại đậm nhất trong lịch sử của đội bóng xứ tango, ngang bằng với kỷ lục họ từng nhận khi thua Tiệp Khắc tại World Cup 1958. Dù vậy, năm đó Argentina vẫn được dự vòng chung kết bóng đá thế giới. Còn lần này, nhiều khả năng sẽ là không.

Tất cả đều bắt nguồn từ chứng sợ độ cao của Messi cùng đồng đội. Tháng 10/2016, khi Argentina còn đứng trong top 4, vị trí đủ để giành vé chính thức đến Nga, á quân World Cup 2014 bị Peru cầm hòa 2-2 ở độ cao hơn 1.000m. Quá choáng váng, đội bóng áo xanh trắng thua tiếp trận thứ hai, 0-1 trước Paraguay sau đó 5 ngày.

Khi rơi vào vùng nguy hiểm, đội bóng của Messi vớ được chiếc phao cứu sinh, khi thắng 1-0 trước Chile ngày 23/3. Nhưng chỉ sau đó đúng 5 ngày, độ cao hơn 3.600m của La Paz đã khiến Argentina phơi áo 0-2, rơi xuống vị trí thứ 5 và đứng trước nguy cơ bị loại.

Những trận cầu tệ hại tiếp theo khiến Messi cùng đồng đội xa dần chiếc vé dự World Cup 2018. Cơ hội cuối cùng của họ, giành 3 điểm trước Ecuador ở lượt trận cuối cùng cũng không phải dễ dàng. Bởi Argentina sẽ phải chơi bóng tại độ cao hơn 2.700m tại thủ đô Quito.

Căn bệnh sợ độ cao nhiều lần làm khổ các đội bóng Nam Mỹ, nhưng chưa đội nào gặp nhiều khó khăn như Argentina bây giờ. Những cơ hội lần lượt trôi qua trước mắt đội quân của Jorge Sampaoli, để rồi họ phải quyết đấu tại nơi mà họ luôn sợ hãi.

Ecuador không còn cơ hội đến Nga, nhưng trên sân nhà họ đã thắng 5 trong tổng số 9 trận tại vòng loại World Cup 2018, trong đó có Uruguay và Chile, những đội đang xếp trên Argentina.

Xem thêm
Kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh

NINH BÌNH Tối 26/4, tỉnh Ninh Bình long trọng tổ chức kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm