| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 25/04/2024 , 09:59 (GMT+7)
Nguyễn Kiên Trung

Nguyễn Kiên Trung

Nhà báo 09:59 - 25/04/2024

Phí của trời!

Một chuyên gia về rong biển phải thốt lên: 'Trời ơi, uổng quá!' khi hàng trăm tấn rong mơ trôi dạt vào biển Hải Phòng được thu gom đem đi… tiêu hủy!

Ông Lê Bền, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển, một chuyên gia am tường về rong biển đã phải thốt lên như vậy. 

Rong biển trôi dạt vào bờ với số lượng lên tới cả trăm tấn xuất hiện ở Hải Phòng từ ngày 20/4, sau một cơn mưa giông lớn kèm gió nam. Tại quận Đồ Sơn, rong biển dạt vào khu vực các bãi tắm 1, 2 và bãi 295; lực lượng chức năng đã thu gom được khoảng 100 tấn nhưng chưa có dấu hiệu dừng lại.

Tại Cát Bà, hiện tượng này xuất hiện ở những bãi biển có sóng lớn như Cát Cò 1, Cát Cò 2 và Cát Cò 3. Ban Quản lý vịnh và các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà đã huy động lực lượng để vớt và thu gom, dù không nhiều như tại Đồ Sơn nhưng mỗi ngày cũng được vài chục tấn.

Đang cao điểm du lịch nên chính quyền đã huy động gần 100 công nhân cùng máy xúc tiến hành dọn rong biển để đưa tới bãi rác Đình Vũ, nhưng để… đem đi tiêu hủy như rác thải!

Với hình dáng, màu sắc, đặc điểm bên ngoài, chuyên gia rong biển Lê Bền khẳng định, đó là loại rong mơ, có tên khoa học là Sargassum - một loài thực vật biển có đa giá trị, sinh trưởng ở các vùng biển nhiệt đới. Vùng biển Việt Nam có nhiều khu vực thích hợp cho sự sinh trưởng của rong mơ. Hằng năm, khi tới chu kỳ sinh trưởng, những cây rong sẽ tự tàn lụi, trôi dạt vào bờ. Đó là một hiện tượng bình thường.

Ông cho biết, nhiều năm qua, thương lái Trung Quốc thường xuyên đi thu mua rong biển để chiết xuất lấy một số hoạt chất sinh học; sau đó bã rong họ chế biến thành thức ăn chăn nuôi giúp giảm khí thải CH4 (khí metan) của ngành chăn nuôi, chống biến đổi khí hậu. Tại các tỉnh miền Trung, người dân đi thu rong biển về phơi khô để bán, mức giá trung bình trên 10.000 đồng/kg.

Tại Nhật Bản, quốc gia này đã có công nghệ để chiết xuất lấy một loại chất có tên gọi Fucoidan để chữa bệnh nan y, trong đó có bệnh ung thư. Đây là công trình nghiên cứu do bác sĩ, tiến sĩ Daisuke Tachikawa, một trong những bác sĩ điều trị ung thư giỏi nhất Nhật Bản tìm ra.

Rong nâu cũng xuất hiện phổ biến trong bữa ăn của người Nhật từ thế kỷ 17. Người dân vùng đảo Okinawa tiêu thụ rong nâu trong nhiều thế kỷ như loại rau xanh không thể thiếu trong chế độ ăn hàng ngày. Chính vì thế, đảo Okinawa không chỉ là vựa rong nâu mozuku lớn nhất thế giới (với hơn 90% sản lượng toàn cầu) mà còn là nơi người dân sở hữu cuộc sống khỏe mạnh và tuổi thọ cao.

Năm 1913, GS Kylin (Đại học Uppsala - Thụy Điển cũng đã phát hiện ra hoạt chất Fucoidan - hợp chất siêu nhờn từ rong biển và được sử dụng nhiều trong y học, đặc biệt trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.

Rong mơ thuộc một nhánh của rong nâu, sinh trưởng trong các vùng biển nhiệt đới ấm nóng. Hàm lượng Fucoidan của rong mơ dù ít hơn so với các loại rong nâu sinh trưởng trong các vùng biển lạnh, nhưng vẫn có một tỷ lệ nhất định.

Ngoài ra, rong mơ còn có vai trò sinh thái quan trọng ở các bãi triều ven biển nhiệt đới, giống như rừng ở biển, làm nơi trú ngụ, bảo vệ sinh vật non; là nguồn thực phẩm, bãi đẻ cho các loài sinh vật kinh tế như cá, cua, tôm, hải sâm, cá ngựa... và hấp thụ các muối dinh dưỡng, kim loại nặng làm sạch môi trường. Thế giới đang rất cần những loại rong đó.

Ông Lê Bền tiếc rẻ, nếu Hải Phòng không thu gom rong mơ để phơi khô, sơ chế thì cũng có thể sử dụng làm phân bón hữu cơ, rất hữu ích cho ngành nông nghiệp và bảo vệ môi trường. Việc đem loài cây có tác dụng bảo vệ môi trường, giảm thiểu khí thải nhà kính đi tiêu hủy, đem đốt, vô hình trung đã làm gia tăng khí thải, xả thải ra môi trường - một nghịch lý nếu không nói là phản khoa học.

Rõ ràng, chúng ta đang lãng phí lộc trời mà không hay biết!

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm