| Hotline: 0983.970.780

10 nhà thờ tráng lệ nhất thế giới

Thứ Hai 22/05/2017 , 09:51 (GMT+7)

Thánh đường St.Patrick ở New York hay nhà thờ chính tòa Milan là những nhà thờ nổi tiếng với lối kiến trúc độc đáo, được du khách bình chọn vào top 10 nhà thờ tráng lệ nhất.

Vương cung thánh đường Đức Bà, Montreal, Canada

10 nhà thờ tráng lệ nhất thế giới
 

Vương cung thánh đường Đức Bà là nhà thờ đầu tiên ở Canada được xây dựng theo phong cách Phục Hưng. Nhà thờ này được xây trong thời gian ngắn, từ năm 1824 đến năm 1829. Tại thời điểm đó, đây là nhà thờ lớn nhất Bắc Mỹ. Ảnh: Shutterstock.
 

Thánh đường St. Patrick, New York, Mỹ

10 nhà thờ tráng lệ nhất thế giới
 

Được xây vào năm 1879, từ những khoản tiền đóng góp của người dân New York, thánh đường St. Patrick là biểu tượng của lòng vị tha và tự do tôn giáo. Ngày nay, với những tòa nhà chọc trời nằm bao quanh, nhà thờ cổ kính này thật sự trở thành một sự đối lập thú vị thu hút du khách đến New York. Ảnh: iStock.
 

Nhà thờ Lớn Brasília, Brasília, Brazil

10 nhà thờ tráng lệ nhất thế giới
 

Được thiết kế bởi kiến trúc sư Brazil nổi tiếng Oscar Niemeyer, nhà thờ Lớn Brasília trông giống như những bàn tay vươn tới thiên đường, với 16 cột bê tông nặng 90 tấn nhưng nhìn vô cùng mềm mại. Để vào trong nhà thờ, du khách sẽ phải đi qua một đường hầm tối dẫn xuống lòng đất, bởi chỉ có trần nhà bằng kính và tháp chuông của nhà thờ nằm trên mặt đất. Ảnh: Shutterstock.
 

Thánh đường Las Lajas, Nariño, Colombia

10 nhà thờ tráng lệ nhất thế giới
 

Du khách đến thăm Thánh đường Las Lajas cần băng qua một cây cầu nằm bên hẻm núi, giữa biên giới Colombia và Ecuador. Nhà thờ được xây dựng ngay giữa hẻm núi, với con sông Guáitara chảy phía dưới. Theo truyền thuyết, thánh đường này là nơi Đức Mẹ Maria từng xuất hiện, vì thế Las Lajas trở thành địa điểm hành hương nổi tiếng thu hút hàng triệu lượt người đổ về đây mỗi năm. Ảnh: iStock.
 

Nhà thờ Hallgrímskirkja, Reykjavic, Iceland

10 nhà thờ tráng lệ nhất thế giới
 

Nhà thờ Hallgrímskirkja là tòa nhà cao nhất ở thành phố Reykjavic, được hoàn thành vào năm 1986. Bên cạnh thiết kế độc đáo, tối giản, Hallgrímskirkja còn thu hút du khách với cây đàn đại phong cầm cao hơn 15 m, nặng 25 tấn đặt bên trong nhà thờ. Ảnh: iStock.
 

Vương cung thánh đường Sagrada Familia, Barcelona, Tây Ban Nha

10 nhà thờ tráng lệ nhất thế giới
 

Thánh đường Sagrada Familia được khởi công xây dựng từ cuối những năm 1800, nhưng đến nay vẫn chưa được hoàn thiện. Theo kế hoạch, tới năm 2026, đội ngũ thi công sẽ hoàn thành thêm 6 toà tháp, để kỷ niệm 100 năm ngày mất của Antoni Gaudí, kiến trúc sư thiết kế nhà thờ. Sau khi hoàn tất, thánh đường này sẽ trở thành nhà thờ cao nhất châu Âu, với chiều cao gần 172 m và tổng cộng 18 tòa tháp. Ảnh: Shutterstock.
 

Nhà thờ chính tòa Firenze, Florence, Italy

10 nhà thờ tráng lệ nhất thế giới
 

Nhà thờ chính tòa Firenze với lớp mái ngói đỏ rực được nhiều du khách coi là biểu tượng của thành phố Florence, Italy. Nơi đây giống như một tác phẩm nghệ thuật thực sự, với những tấm đá cẩm thạch màu trắng, hồng, xanh lá được lát bên ngoài. Bên trong, nhà thờ có gần 44 cửa sổ kính màu cũng như nhiều bức tranh tường đẹp mắt. Ảnh: Shutterstock.
 

Nhà thờ chính tòa Milano, Milan, Italy

10 nhà thờ tráng lệ nhất thế giới
 

Với diện tích gần 12.000 m2, có sức chứa đến 40.000 người, nhà thờ chính tòa Milano là một trong 5 nhà thờ Công giáo lớn nhất thế giới. Du khách tới đây sẽ có cơ hội dạo bước trên mái nhà thờ và ngắm khung cảnh tuyệt đẹp của Milan. Ảnh: iStock.
 

Nhà thờ Chúa Cứu thế, St. Petersburg, Nga

10 nhà thờ tráng lệ nhất thế giới
 

Nhà thờ đầy màu sắc nổi bật ở St. Petersburg này nằm trên vị trí nơi Sa hoàng Alexander II bị một nhóm các nhà cách mạng ám sát vào năm 1881. Nhà thờ không chỉ có vẻ ngoài lộng lẫy, mà không gian bên trong cũng có rất nhiều bức tranh khảm đá rực rỡ. Ảnh: Shutterstock.
 

Nhà thờ Thánh Mary Magdalene, Jerusalem, Israel

10 nhà thờ tráng lệ nhất thế giới
 

Sa hoàng Alexander III cho xây dựng nhà thờ này vào năm 1888, gần Vườn Gethsemane, nơi Chúa Jesus đã cầu nguyện lần cuối cùng trước khi Người bị bắt đem đi đóng đinh vào thập giá, để tưởng nhớ mẹ của ông. Những tòa tháp vòm mạ vàng của nhà thờ Thánh Mary Magdalene nổi bật và đối lập với cánh rừng xanh rì trên núi Olive. Ảnh: Wiki.

(Theo Business Insider, VnExpress)

Xem thêm
Khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ hy sinh trên tuyến đường 1C

Khánh thành đền thờ anh hùng liệt sĩ hơn 50 tỷ. Hơn 50ha cây ăn quả ở Hà Tĩnh gặp hạn. Bến Tre: Giá dừa tươi lên mức 120.000 đồng/12 trái. Chia sẻ khó khăn với người dân về quê nghỉ lễ.

ĐBSCL cần giải pháp chủ động sống chung lâu dài với hạn mặn

Giữa tâm điểm hạn mặn đang diễn ra ở ĐBSCl, nhiều giải pháp được triển khai để đảm bảo ổn định cuộc sống người dân và giữ an toàn cho sản xuất nông nghiệp.

Âu thuyền Rạch Mọp - công trình kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu

Sóc Trăng Công trình âu thuyền Rạch Mọp được Bộ NN-PTNT xây dựng tại tỉnh Sóc Trăng với tổng kinh phí 550 tỷ đồng, sau khi hoàn thành sẽ kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu.

15ha rừng bị cháy trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Hà Giang Tính đến 17 giờ ngày 27/4, vụ cháy rừng ở đỉnh núi Tây Côn Lĩnh của tỉnh Hà Giang đã được lực lượng chức năng khống chế thành công, khoảng 15ha rừng bị cháy.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm