| Hotline: 0983.970.780

4 trẻ tử vong vì bệnh tay chân miệng

Thứ Tư 07/04/2021 , 15:24 (GMT+7)

Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 17.451 trẻ mắc tay chân miệng, trong đó 4 trẻ tử vong tại Kiên Giang (2), An Giang (1), Long An (1).

Biểu hiện đặc trưng của bệnh tay chân miệng là các tổn thương hồng ban, bóng nước xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng chân, trong ổ miệng, và đôi khi xuất hiện ở vùng mông, đầu gối của trẻ. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Biểu hiện đặc trưng của bệnh tay chân miệng là các tổn thương hồng ban, bóng nước xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng chân, trong ổ miệng, và đôi khi xuất hiện ở vùng mông, đầu gối của trẻ. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Theo hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm (Bộ Y tế), so với cùng kỳ năm 2020, số mắc tay chân miệng năm nay tăng 4 lần và gia tăng chủ yếu khu vực miền Nam, đặc biệt tại TP.HCM, Đồng Nai, Long An, Đồng Tháp, An Giang.

Bộ Y tế cho biết, bệnh tay chân miệng tại Việt Nam là bệnh lưu hành quanh năm, lây truyền qua đường tiêu hóa và gặp ở hầu hết tại 63 tỉnh, thành phố. Thường ghi nhận số mắc tay chân miệng gia tăng vào khoảng thời gian từ tháng 4-5 và tháng 9-10 hàng năm.

Trẻ dễ bị nhiễm bệnh tay chân miệng do liên quan đến thực hành vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường không đảm bảo, đặc biệt kỹ năng vệ sinh cho trẻ, chưa thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên.

Để tăng cường phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, nhằm giảm đến mức thấp nhất số trường hợp mắc, tử vong, không để dịch bệnh lan rộng và kéo dài, ngày 6/4/2021, Bộ Y tế đã có Công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường phòng chống dịch tay chân miệng.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe phù hợp tới người dân về các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, triển khai các hoạt động vệ sinh nâng cao sức khỏe nhân dân; thực hiện tốt vệ sinh môi trường, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, thực hiện ăn sạch, ở sạch và giữ gìn đồ chơi cho trẻ sạch; đảm bảo ăn uống hợp vệ sinh.

Đặc biệt cần triển khai mạnh mẽ các hoạt động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng tại các cơ sở giáo dục, nhất là tại nhà trẻ, trường mẫu giáo. Các cơ sở giáo dục phải có đủ các phương tiện rửa tay, xà phòng và có vị trí thuận tiện tạo điều kiện thuận lợi cho người chăm sóc trẻ và trẻ em thực hiện rửa tay bằng xà phòng; thực hiện vệ sinh lớp học, làm sạch bề mặt bàn ghế học tập và đồ chơi hàng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

Phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại các cơ sở giáo dục, thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để tổ chức khám, điều trị và xử lý ổ dịch kịp thời.

Bộ Y tế cũng yêu cầu tổ chức tốt việc phân tuyến điều trị tại các bệnh viện, hạn chế việc chuyển tuyến các bệnh nhân trong khả năng điều trị nhằm giảm quá tải cho bệnh viện tuyến trên; phân luồng khám bệnh, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân; đối với các bệnh nhân nặng, hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong.

Ngoài ra, cần thực hiện tốt phòng tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị, đặc biệt phòng việc lây nhiễm chéo giữa bệnh tay chân miệng với bệnh sởi, viêm phổi và viêm đường hô hấp khác.

Phát hiện sớm trẻ bị tay chân miệng để điều trị kịp thời

Bệnh tay chân miệng do các loại virus thuộc họ virus đường tiêu hóa (gọi chung là Enterovirus) gây ra. Tác nhân thường gặp nhất là virus Coxsackie A16, trong khi enterovirus 71 (EV71) thì ít gặp hơn. Tuy nhiên, bệnh nhân nhiễm loại EV71 có nhiều khả năng dẫn đến các biến chứng hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong như biến chứng viêm màng não do virus, biến chứng viêm não hoặc tổn thương cơ tim.

Theo Cục Y tế dự phòng, số trường hợp tử vong vì bệnh tay chân miệng chủ yếu là do enterovirus 71 gây ra, tử vong phổ biến nhất là nhóm trẻ dưới 3 tuổi (chiếm 75% - 86% trong tổng số các trường hợp tử vong vì bệnh tay chân miệng ở trẻ em).

Biểu hiện đặc trưng của bệnh tay chân miệng là các tổn thương hồng ban, bóng nước xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng chân, trong ổ miệng, và đôi khi xuất hiện ở vùng mông, đầu gối của trẻ. Một trong những biểu hiện rất thường gặp ở trẻ nhỏ khi mắc bệnh tay chân miệng là tình trạng loét miệng. Vị trị loét thường được phát hiện nhiều nhất là vùng hầu họng (gần lưỡi gà), đôi khi xuất hiện ở niêm mạc má, môi hoặc lưỡi, số lượng vết loét rất thay đổi từ 1 đến vài mụn loét trong miệng, kích cỡ khoảng 2 mm – 3 mm.

Một số trẻ có thể bị sốt nhẹ, nhiệt độ thường từ 37,5-38 độ C. Tuy nhiên, có những trẻ bị sốt cao trên 39 độ C liên tục là một trong những dấu hiệu gợi ý trẻ bị tay chân miệng đã nghiêm trọng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), những năm gần đây, khu vực Tây Thái Bình Dương cũng đã có báo cáo về những đợt bệnh tay chân miệng ở trẻ em, trong đó những quốc gia châu Á đã ghi nhận số trường hợp mắc tay chân miệng có xu hướng phổ biến gồm Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Mỗi hợp tác xã cần có thương hiệu

TRÀ VINH Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng cần xây dựng thương hiệu cho HTX. Làm sao mỗi nhà các thành viên HTX đều có bảng thông tin về HTX của mình để họ yêu quý, chăm chút cho HTX.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Khoanh vùng thiếu nước để ngừng sản xuất nông nghiệp

Công ty Thủy lợi Khánh Hòa khuyến cáo người dân không tự ý sản xuất đối với diện tích đã khoanh vùng tạm dừng sản xuất, nhằm tránh thiệt hại do không có nước tưới.