| Hotline: 0983.970.780

9 nhóm vấn đề tại Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân 2022

Chủ Nhật 29/05/2022 , 10:26 (GMT+7)

Trên tinh thần dân chủ, thẳng thắn, đổi mới, chân thành, tin cậy, trách nhiệm, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các bên trao đổi cụ thể để xử lý rốt ráo vấn đề.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi các bên đối thoại theo hướng dân chủ, công khai, hiệu quả.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi các bên đối thoại theo hướng dân chủ, công khai, hiệu quả.

Tại Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân lần thứ 4 năm 2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 9 nhóm vấn đề cần tập trung thảo luận.

Thứ nhất, là những chính sách hỗ trợ người nông dân phục hồi sau dịch Covid-19, nhất là khi giá vật tư đầu vào tăng cao, còn đầu ra nông sản gặp nhiều khó khăn.

Thứ hai, là liên kết, hợp tác sản xuất theo chuỗi giá trị, trong đó liên kết trung tâm giữa "4 nhà"  là nhà nông - doanh nghiệp, và định hướng phát triển các HTX nông nghiệp kiểu mới.

Thứ ba, đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện nông dân đủ tri thức, văn hóa, kỹ năng sản xuất nông nghiệp nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số.

Thứ tư, gia tăng lợi nhuận cho người dân khi "gia công trong nông nghiệp", trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, trong đó có cả một số doanh nghiệp nước ngoài.

Thứ năm, giải pháp, chính sách tăng tỷ lệ chế biến và xuất khẩu nông sản chính ngạch, mở rộng thị trường xuất khẩu và hạn chế lệ thuộc vào một thị trường.

Thứ sáu, xây dựng, thành lập một tổ chức chịu trách nhiệm tổng hợp thông tin thị trường và phát đi chỉ báo cho nông dân sản xuất theo tín hiệu thị trường, đảm bảo cho sản xuất hàng hóa của nông dân không rơi vào tình trạng được mùa mất giá.

Thứ bảy, định giá quyền sử dụng đất sát của người nông dân với giá thị trường, đảm bảo sinh kế, việc làm khi đất bị thu hồi... Từ đó, tạo cơ sở để người dân nhận được lợi ích tương xứng khi hợp tác với doanh nghiệp.

Thứ tám, đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp quốc gia, lan tỏa nhiều hơn các ý tưởng, dự án, mô hình khởi nghiệp do nông dân khởi xướng.

Thứ chín, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư nghiên cứu khoa học để làm chủ một số loại giống cây, con chủ lực, gia tăng lợi thế cạnh tranh cho ngành nông nghiệp.

"Một cuộc đối thoại không thể giải quyết được tất cả các vấn đề. Chúng ta phải không ngừng giải quyết các vấn đề nảy sinh, nỗ lực, quyết tâm phấn đấu vươn lên", Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ.

Theo ông Lương Quốc Đoàn - Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội nông dân Việt Nam, điểm mới tại Hội nghị năm nay là đối thoại đa chiều. Cụ thể, ngoài các nông dân tiêu biểu, xuất sắc, còn có các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành về tam nông và các doanh nghiệp, HTX nông nghiệp sẽ tham gia đối thoại với người đứng đầu Chính phủ.

Qua chuẩn bị Hội nghị đối thoại, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã triển khai lấy ý kiến sâu rộng trong các cấp Hội, hội viên nông dân cả nước. Tính đến ngày tổ chức Hội nghị, hơn 1.600 câu hỏi, đề xuất, kiến nghị đã được gửi tới.

Tại điểm cầu chính tại Sơn La, 29 nông dân tiêu biểu, đại diện cho hàng chục triệu hộ nông dân cả nước trực tiếp đặt câu hỏi với Thủ tướng. Ngoài ra, còn có 62 điểm cầu ở các tỉnh thành phố, với sự tham dự của hơn 3.400 đại biểu.

Ba cuộc đối thoại của Thủ tướng Chính phủ với nông dân trước đây đều mang lại hiệu quả cho nền kinh tế nói chung và cho nông dân, nông nghiệp, nông thôn nói riêng.  

Xem thêm
Đông Nam bộ hướng đến phát triển nông nghiệp công nghệ cao, sinh thái, hữu cơ

Đây là một trong những phương hướng phát triển về nông, lâm nghiệp, thủy sản được đặt ra trong Phê duyệt Quy hoạch vùng Đông Nam bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Đội Bình nghĩa sĩ Hà thành muôn thuở chẳng phai mờ

Ông Đặng Đình Tân - nguyên Phó Bí thư thường trực Huyện uỷ cho biết, để ghi công cụ Đội Bình, tổng Đại Bối đổi tên thành tổng Đội Bình, nay là xã Đội Bình.

Điện Biên đưa cửa khẩu thành mũi nhọn phát triển kinh tế

Mường Nhé bây giờ vẫn là một trong những huyện nghèo, chậm phát triển bậc nhất trong cả nước, nhưng người Mường Nhé không thể chấp nhận điều ấy trong 10, 20 năm nữa.