| Hotline: 0983.970.780

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Giảm chi phí đầu vào là mệnh lệnh

Chủ Nhật 29/05/2022 , 10:24 (GMT+7)

Nhiều nông dân đã biết cách giảm chi phí đầu vào bằng cách lựa chọn các mô hình kinh tế tuần hoàn, tận dụng các phế phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng giảm chi phí là mệnh lệnh và có thể làm được nếu chúng ta quyết tâm.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng giảm chi phí là mệnh lệnh và có thể làm được nếu chúng ta quyết tâm.

Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại nông dân lần thứ 4 sáng 29/5, trả lời băn khoăn của người nông dân về vấn đề giá cả vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi đồng loạt tăng cao trong thời gian qua, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho rằng có nhiều cách để người dân tiết kiệm chi phí đầu vào.

“Tôi có đi thị sát các mô hình ở nhiều địa phương. Thực tế cho thấy hiện nay nhiều nông dân đã biết cách giảm chi phí đầu vào bằng cách lựa chọn các mô hình kinh tế tuần hoàn, tận dụng các phế phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp. Cách làm này đã giúp nông dân giảm đáng kể tiền mua phân bón, mua vật tư nông nghiệp…”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cho rằng người nông dân có thể tham gia hoạt động vào các HTX để mua chung, mua sỉ các loại vật tư nông nghiệp để tiết kiệm chi phí cũng như tăng hiệu quả trong sản xuất.

“Ngoài ra, chúng ta cần tự chủ dần một số nguyên liệu trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản, đặc biệt là những nguyên liệu đang phải nhập khẩu với số lượng lớn từ nước ngoài. Giảm chi phí là mệnh lệnh và có thể làm được nếu chúng ta quyết tâm. Quan trọng nhất là phải có giải pháp phù hợp”, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT nhấn mạnh.

Về vấn đề giá cả các mặt hàng tăng cao, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, thời gian qua, Chính phủ và các bộ ngành cũng đã nỗ lực kiểm soát tăng giá, đặc biệt là những mặt hàng có tính chiến lược, ảnh hưởng trực tiếp đến việc cấu thành giá thành sản phẩm. Bộ Công Thương cũng đã nghiên cứu chính sách bảo đảm về thuế, phí và trong trường hợp giá cả tiếp tục leo thang sẽ có đề xuất trợ giá để hỗ trợ nông dân.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết vấn đề trượt giá là vấn đề mang tính chất toàn cầu, không riêng quốc gia nào.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết vấn đề trượt giá là vấn đề mang tính chất toàn cầu, không riêng quốc gia nào.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, vấn đề trượt giá là vấn đề mang tính chất toàn cầu, không riêng quốc gia nào. Chính vì vậy, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ để sớm bình ổn giá các mặt hàng, nguyên liệu đầu vào.

Cụ thể, thứ nhất, Bộ Công thương sẽ làm việc với các doanh nghiệp để có những giải pháp phù hợp cho cả đôi bên người bán - người mua.

“Theo tính toán thì vật tư đầu vào chiếm 55% giá thành sản phẩm, nên nếu tính toán tỉ mỉ thì hoàn toàn có thể giảm giá thành các nguyên liệu. Đây cũng chính là cách các doanh nghiệp chia sẻ lợi ích với người nông dân, chia sẻ với Chính phủ”, Bộ trưởng Bộ Công thương thông tin.

Thứ hai, tiếp tục kiểm tra kiểm soát thị trường, bình ổn giá các mặt hàng.

Thứ ba, điều chỉnh thuế đặc biệt là thuế giá trị gia tăng, hoàn thuế… để các mặt hàng, vật tư thiết yếu như phân bón có thể giảm xuống, bớt khó khăn cho nông dân.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng các bộ ngành phải nghiên cứu tìm giải pháp, điều chỉnh chính sách để quy hoạch, xây dựng, phát triển các vùng nguyên liệu để làm thức ăn chăn nuôi, từ đó giảm phụ thuộc vào việc nhập khẩu.

Xem thêm
Ngăn chặn tàu cá có dấu hiệu vi phạm ngay từ trong bờ

Quyết tâm gỡ 'thẻ vàng' của EC trong năm 2024, Sóc Trăng không chỉ kiểm soát tốt đội tàu cá, mà còn tăng cường các biện pháp truy xuất nguồn gốc, giám sát hành trình.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Cảnh báo mưa lớn tại khu vực Trung Bộ, kéo dài nhiều ngày

Từ ngày 3/11, khu vực Trung Bộ có khả năng xảy ra đợt mưa lớn, lượng mưa phổ biến 40-100mm cục bộ có nơi trên 200mm.

Giấc mơ lớn trên lòng hồ sông Đà: [Bài cuối] Bán tôm cá 'bán' cả câu chuyện sông Đà

Để đảm bảo tính đa mục tiêu của vùng hồ thủy điện, Hòa Bình tập trung khai thác giá trị thương hiệu cá sông Đà, lấy du lịch làm 'đầu kéo' thủy sản lòng hồ.

Bình luận mới nhất