| Hotline: 0983.970.780

Agribank Bạc Liêu đẩy mạnh hoạt động cho vay qua các tổ nông dân

Thứ Ba 11/06/2024 , 10:01 (GMT+7)

Bạc Liêu Agribank Bạc Liêu vừa phối hợp cùng Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phối hợp cho vay qua tổ vay vốn, giai đoạn 2022 - 2023.

Hội nghị Tổng kết công tác phối hợp cho vay qua tổ vay vốn, giai đoạn 2022 - 2023, do Agribank Bạc Liêu phối hợp cùng Hội Nông dân tỉnh tổ chức. Ảnh: Minh Khương.

Hội nghị Tổng kết công tác phối hợp cho vay qua tổ vay vốn, giai đoạn 2022 - 2023, do Agribank Bạc Liêu phối hợp cùng Hội Nông dân tỉnh tổ chức. Ảnh: Minh Khương.

Tham dự có ông Ngô Vũ Thăng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu; ông Tăng Hồng Trường - Phó Ban Dân vận Tỉnh ủy; ông Phạm Văn Mười - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu và ông Nguyễn Hoàng Thoại - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh. 

Về phía Agribank, có ông Phan Văn Bá - Phó Trưởng Văn phòng đại diện Agribank khu vực Tây Nam bộ; ông Dương Quốc Sử - Giám đốc Agribank Bạc Liêu. 

Thời gian qua, Agribank Bạc Liêu phối hợp chặt chẽ với Hội Nông dân tỉnh đẩy mạnh hoạt động cho vay thông qua các tổ nông dân. Qua đó, tạo điều kiện giúp người dân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn phát triển sản xuất kinh doanh, tiết giảm chi phí và thời gian đi lại trong quá trình vay vốn.

Ngoài sự kiểm tra, giám sát của ngân hàng, vốn vay còn được các tổ trưởng tổ nông dân theo dõi, giám sát. Từ đó, cơ bản nguồn vốn được khách hàng sử dụng đúng mục đích, việc đôn đốc thu nợ gốc, lãi thường xuyên hơn và góp phần đảm bảo an toàn vốn vay.

Tính đến ngày 30/4, số hộ vay vốn thông qua tổ nông dân tại Agribank Bạc Liêu đạt trên 2.200 hộ, gồm 172 tổ vay vốn, dư nợ hơn 165 tỷ đồng. Bình quân mỗi tổ vay vốn có 14 thành viên, dư nợ bình quân 960 triệu đồng/tổ vay vốn.

Ông Dương Quốc Sử, Giám đốc Agribank Bạc Liêu cho biết, sẽ tiếp tục phối hợp với Hội Nông dân đẩy mạnh cho vay qua tổ. Ảnh: Minh Khương.

Ông Dương Quốc Sử, Giám đốc Agribank Bạc Liêu cho biết, sẽ tiếp tục phối hợp với Hội Nông dân đẩy mạnh cho vay qua tổ. Ảnh: Minh Khương.

Thông qua các tổ vay vốn, Agribank Bạc Liêu đã tạo điều kiện cho các hộ gia đình tiếp cận vốn một cách nhanh chóng và hiệu quả nguồn vốn. Nhất là các hộ vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đẩy lùi tệ nạn cho vay nặng lãi, tín dụng đen, hạn chế tình trạng bán non hàng hoá, nông sản ở khu vực nông thôn.

Ông Dương Quốc Sử, Giám đốc Agribank Bạc Liêu cho biết, thời gian tới, đơn vị tiếp tục phối hợp với Hội Nông dân đẩy mạnh cho vay qua tổ. Đồng thời, triển khai cung cấp các sản phẩm tín dụng và dịch vụ thanh toán; dịch vụ liên kết ngân hàng, bảo hiểm đến các thành viên tổ vay vốn.

Bên cạnh đó, đơn vị sẽ phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Bạc Liêu xây dựng các mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả cao từ tổ nông dân vay vốn Agribank. Phấn đấu hằng năm, dư nợ cho vay qua tổ tăng 15% trở lên và số thành viên tăng tối thiểu 10% trở lên; tỷ lệ thu lãi đạt từ 95% trở lên; tỷ lệ nợ xấu dưới 1%/dư nợ cho vay qua tổ,... Mỗi huyện, thành phố, thị xã hàng năm có ít nhất 3 mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả vay vốn từ tổ nông dân.

Tranh thủ sự ủng hộ của cấp ủy, chính quyền địa phương và tổ chức Hội các cấp, Agribank Bạc Liêu tiếp tục tổ chức triển khai có hiệu quả Nghị định 55/2015/NĐ-CP và Nghị định 116/2018/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Đại diện Hội Nông dân tỉnh Bạc Liêu và Agribank tặng bằng khen cho các Tổ trưởng Tổ nông dân. Ảnh: Minh Khương.

Đại diện Hội Nông dân tỉnh Bạc Liêu và Agribank tặng bằng khen cho các Tổ trưởng Tổ nông dân. Ảnh: Minh Khương.

Tiếp tục làm tốt công tác phối hợp giữa Agribank nơi cho vay, các cấp hội và tổ trưởng tổ vay vốn trong việc tuyên truyền, trao đổi thông tin, tổ chức giao ban định kỳ, kiểm tra, giám sát tình hình vay vốn của các tổ viên…

Triển khai, áp dụng giao dịch cho vay, thu nợ tự động, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua các kênh giao dịch điện tử, để cung cấp các sản phẩm dịch vụ đa dạng.

Ông Dương Quốc Sử, Giám đốc Agribank Bạc Liêu nhấn mạnh, việc tăng trưởng dư nợ cho vay qua tổ phải gắn với việc đảm bảo chất lượng tín dụng, tăng trưởng số lượng tổ viên và sản phẩm dịch vụ. Đồng thời, Agribank Bạc Liêu đẩy mạnh vận động tổ viên sử dụng các sản phẩm bảo hiểm như: Bảo an tín dụng; bảo hiểm tài sản, vật nuôi nhằm hạn chế rủi ro trong sản xuất nông nghiệp.

Ông Phan Văn Bá, Phó Trưởng Văn phòng đại diện Agribank khu vực Tây Nam bộ đánh giá cao những kết quả phát triển cho vay thông qua tổ nông dân mà Agribank Bạc Liêu đạt được. Đồng thời, ông Bá ghi nhận sự đồng hành của Hội Nông dân tỉnh góp phần cùng Agribank phát triển hoạt động cho vay.

Cho vay qua tổ nông dân là chủ trương quan trọng được Agribank triển khai nhiều năm qua, bởi tính chất ưu việt, tiết kiệm thời gian. Hình thức này tạo thuận lợi trong việc phổ biến chính sách tín dụng của Agribank về tam nông kịp thời đến nông dân.

Ông Phan Văn Bá, Phó Trưởng Văn phòng đại diện Agribank khu vực Tây Nam bộ, tặng bằng khen cho các Tổ trưởng Tổ nông dân có thành tích xuất sắc trong công tác phối hợp với Agribank nâng cao chất lượng tín dụng. Ảnh: Minh Khương.

Ông Phan Văn Bá, Phó Trưởng Văn phòng đại diện Agribank khu vực Tây Nam bộ, tặng bằng khen cho các Tổ trưởng Tổ nông dân có thành tích xuất sắc trong công tác phối hợp với Agribank nâng cao chất lượng tín dụng. Ảnh: Minh Khương.

Hiện địa bàn Tây Nam bộ có trên 2.400 tổ vay vốn thuộc Hội Nông dân quản lý với hơn 62.000 thành viên, dư nợ trên 7.500 tỷ đồng. Theo ông Bá, việc cho vay qua tổ nông dân cần được quan tâm, phát huy hơn nữa trong thời gian tới, bởi dư địa cho vay qua tổ ở tỉnh Bạc Liêu còn rất lớn.

Ông Bá đề nghị các tổ vay vốn cần tiếp tục quan tâm, bảo vệ thông tin khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ vay, xóa bỏ tâm lý e ngại khi tiếp cận vốn.

Song song đó, cần nâng cao chất lượng, số lượng hoạt động cho vay qua tổ. Góp phần cùng Agribank Bạc Liêu triển khai hiệu quả, kịp thời công tác cho vay qua tổ đến người dân trong thời gian tới.

Xem thêm
Trung Quốc cho phép nhập khẩu sầu riêng tươi từ Malaysia, 63.000 nông dân hưởng lợi

Từ ngày 19/6, sầu riêng tươi của Malaysia có thể được xuất khẩu sang Trung Quốc sau khi hai nước ký nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với sầu riêng.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bất động sản hàng hiệu đang có tiềm năng phát triển rất lớn

Bất động sản hàng hiệu (branded residences) đang có tiềm năng phát triển rất lớn, nhờ 'cú bắt tay' giữa chủ đầu tư Việt Nam với các thương hiệu danh tiếng hàng đầu thế giới.

Bình luận mới nhất

Những thông tin từ bài viết này càng gợi cho những người làm thủy lợi ở ĐBSCL nhớ tới món nợ thủy lợi cho Cà Mau hơn bao giờ hết! Dự án “Hệ thống công trình phân ranh mặn, ngọt Sóc Trăng - Bạc Liêu” (giai đoạn 2009 - 2012) ra đời sau sự kiện phá đập Láng Châm mới chỉ là biện pháp đối phó tình thế (khi mà mặn đã xâm nhập vào đến Thị xã Ngã Năm). Khi phê duyệt chủ trương đầu tư Hệ thống Thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Rà soát, bổ sung quy hoạch, đề xuất các giải pháp trữ ngọt, cấp ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong điều kiện hạn hán, thích ứng với biến đổi khí hậu, sụt lún và đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông ảnh hưởng đến vùng Bán đảo Cà Mau. Dự án “Cống âu thuyền Ninh Quới” là bước đột phá trung gian đầu tiên của Hệ thống, thuộc giai đoạn 2 nhưng lại được làm trước đã phát huy hiệu quả bất ngờ, tạo ra được cục diện mới, lòng tin vào cách làm mới đáp ứng thực tế đời sống và hợp với lòng dân, từng bước tháo gỡ thế bí do xung đột mặn ngọt ở 3 tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu trên bán đảo Cà Mau. Hướng chuyển nước ngọt mới bây giờ là rạch Xẻo Chít. Để nước về đến TP Cà Mau, Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 2 cần có nội dung tiếp nước cho con rạch này trong thời gian tới. (KS thủy lợi Nguyễn Anh Tuấn – Hội Khoa kọc kỹ thuật thủy lợi TP Hồ Chí Minh)
+ xem thêm