| Hotline: 0983.970.780

Agribank tích cực triển khai cho vay thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Thứ Bảy 23/11/2024 , 15:20 (GMT+7)

Đại diện Agribank cho biết tại Diễn đàn 'Nhân rộng các mô hình thí điểm thành công của Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, giảm phát thải thấp'.

Ông Phan Văn Bá (hàng đầu, thứ hai từ trái sang), Phó trưởng Văn phòng đại diện Agribank khu vực Tây Nam bộ, tham dự Diễn đàn 'Nhân rộng các mô hình thí điểm thành công của Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, giảm phát thải thấp'.

Ông Phan Văn Bá (hàng đầu, thứ hai từ trái sang), Phó trưởng Văn phòng đại diện Agribank khu vực Tây Nam bộ, tham dự Diễn đàn "Nhân rộng các mô hình thí điểm thành công của Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, giảm phát thải thấp".

Ngày 23/11, tại Hội nghị về phát triển ngành lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) diễn ra ở Cần Thơ, ông Phan Văn Bá, Phó trưởng Văn phòng đại diện Agribank khu vực Tây Nam bộ, thông tin vai trò của Agribank trong triển khai các chính sách tín dụng nhằm hỗ trợ Đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030" (gọi tắt là Đề án).

Cam kết đồng hành và hỗ trợ tài chính

Là ngân hàng dẫn đầu trong lĩnh vực tài trợ nông nghiệp, Agribank đã chủ động xây dựng các chính sách tín dụng linh hoạt, đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện cho nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn.

Đến cuối tháng 10/2024, dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của Agribank đạt 1,03 triệu tỷ đồng, trong đó gần 69 nghìn tỷ đồng dành riêng cho ngành lúa gạo. Đặc biệt, khu vực ĐBSCL chiếm tỷ trọng lớn với hơn 35 nghìn tỷ đồng, chiếm 20,77% tổng dư nợ nông nghiệp tại khu vực.

Để thực hiện Quyết định 1490/QĐ-TTg về phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao, Agribank đã phối hợp với Bộ NN-PTNT ký kết Bản ghi nhớ nhằm cung cấp các sản phẩm tín dụng phục vụ toàn bộ chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ lúa gạo.

Cụ thể, Agribank đã ban hành văn bản hướng dẫn nội bộ, triển khai chương trình cho vay với tổng quy mô dự kiến 60.000 tỷ đồng, lãi suất thấp hơn 1-1,5% so với thông thường. Thời hạn triển khai kéo dài đến năm 2030, với giai đoạn thí điểm đến năm 2025. Các đối tượng chính bao gồm: Hộ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ lúa gạo tại 12 tỉnh, thành vùng ĐBSCL. Ngoài ra, Agribank cam kết hỗ trợ tài chính ở tất cả các khâu trong chuỗi liên kết, bao gồm sản xuất, chế biến và xuất khẩu, nhằm gia tăng giá trị lúa gạo, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính.

Agribank còn áp dụng chính sách linh hoạt, từ việc cho vay bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ đến các ưu đãi riêng cho khách hàng không có nợ xấu. 

Ông Phan Văn Bá nhấn mạnh: “Agribank đã thiết kế các sản phẩm tín dụng phù hợp, lãi suất ưu đãi để hỗ trợ toàn diện từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao, góp phần giảm phát thải và bảo vệ môi trường.”

Hướng tới phát triển bền vững

Agribank kiến nghị Bộ NN-PTNT và UBND các tỉnh ĐBSCL sớm xác định, công bố vùng chuyên canh lúa và các liên kết sản xuất. Đây là cơ sở để ngân hàng có thể tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng cho Đề án.

Đồng thời, ông Phan Văn Bá kêu gọi nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp cung cấp đầy đủ thông tin liên quan để ngân hàng dễ dàng hỗ trợ.

"Agribank không chỉ tài trợ vốn mà còn đóng vai trò cầu nối thúc đẩy liên kết sản xuất, tạo nền tảng phát triển bền vững cho ngành lúa gạo Việt Nam. Những nỗ lực này góp phần xây dựng một ĐBSCL phát triển xanh, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và đáp ứng xu hướng xuất khẩu nông sản chất lượng cao", lãnh đạo Văn phòng đại diện Agribank khu vực Tây Nam bộ khẳng định.

Xem thêm
Sau Tết, thị trường dần trở lại trạng thái bình thường

Bộ Tài chính tăng cường kiểm soát giá sau Tết Ất Tỵ 2025, đảm bảo nguồn cung ổn định, tránh biến động giá, hỗ trợ doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Dịch vụ rửa xe kiếm tiền triệu ngày cận Tết

Nhu cầu rửa xe để đón Tết tăng đột biến, nhiều người phải xếp hàng đợi hàng giờ mới đến lượt, dịch vụ rửa xe kiếm tiền triệu ngày cận Tết.

Đầu tư 19.000 tỷ xây cầu Tứ Liên kết nối trục Hồ Tây - Cổ Loa

Cầu Tứ Liên được đầu tư hơn 19.000 tỷ đồng, dự kiến khởi công vào cuối tháng 5/2025, góp phần kết nối đô thị và thúc đẩy phát triển trục Hồ Tây - Cổ Loa.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

Bình luận mới nhất