| Hotline: 0983.970.780

Áp thuế giá trị gia tăng phân bón vẫn nhận nhiều ý kiến

Thứ Năm 15/08/2024 , 14:46 (GMT+7)

Đề xuất chuyển phân bón từ không chịu thuế sang diện chịu thuế giá trị gia tăng 5% vẫn nhận các ý kiến khác nhau tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 14/8 họp cho ý kiến về một số vấn đề lớn trong việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Ảnh: Media Quốc hội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 14/8 họp cho ý kiến về một số vấn đề lớn trong việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Ảnh: Media Quốc hội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa họp cho ý kiến về một số vấn đề lớn trong việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).

Theo ông Lê Quang Mạnh, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội, trong Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách có 2 luồng quan điểm chính liên quan đến đề nghị không chuyển phân bón và các máy móc thiết bị nông nghiệp từ diện không chịu thuế sang diện áp dụng thuế suất giá trị gia tăng 5%.

Quan điểm thứ nhất, đề nghị giữ như quy định hiện hành, tức là phân bón không chịu thuế VAT. Lý do là vì thuế VAT là thuế gián thu, người tiêu dùng cuối cùng sẽ chịu, trong trường hợp này là nông dân. Nếu áp thuế 5%, dẫn đến tăng giá sản phẩm nông nghiệp, trái tinh thần khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Quan điểm thứ hai, tán thành việc áp thuế giá trị gia tăng 5% lên mặt hàng phân bón. Lý do, luật đưa phân bón đang từ diện chịu thuế giá trị gia tăng 5% sang diện không chịu thuế đã tạo ra bất cập lớn về chính sách, ảnh hưởng bất lợi cho ngành sản xuất phân bón trong nước trong suốt 10 năm qua.

Các doanh nghiệp trong nước, không được hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào (bao gồm cả chi phí đầu tư mua sắm tài sản), phải hạch toán vào chi phí, làm tăng chi phí và giá thành sản xuất, giá bán không thể cạnh tranh với phân bón nhập khẩu đang từ chịu thuế chuyển sang được miễn thuế.

Từ đó, quan điểm thứ hai cho rằng, việc áp dụng thuế suất 5% sẽ có các tác động nhất định như, tăng giá phân bón nhập khẩu, giúp phân bón trong nước có lợi thế cạnh tranh hơn. Đồng thời, giảm giá thành phân bón trong nước, các doanh nghiệp sản xuất phân bón được hoàn thuế.

Bên cạnh đo, các doanh nghiệp trong nước có thể giảm giá bán nếu giá nguyên liệu đầu vào trên thị trường quốc tế không tăng. Ngoài ra, ngân sách nhà nước sẽ không tăng thu do thuế thu được từ khâu nhập khẩu sẽ bù trừ cho việc hoàn thuế cho doanh nghiệp trong nước.

Ngoài ra, phân bón hiện là sản phẩm bình ổn giá nên trong trường hợp cần thiết, nhà nước có thể áp dụng các biện pháp bình ổn giá nếu có biến động lớn về giá trên thị trường, để đảm bảo giá phân bón không tăng quá cao.

Hiện, vẫn còn nhiều luồng quan điểm trong Quốc hội về việc áp mức thuế suất giá trị gia tăng nào cho phù hợp với mặt hàng phân bón sản xuất trong nước.

Hiện, vẫn còn nhiều luồng quan điểm trong Quốc hội về việc áp mức thuế suất giá trị gia tăng nào cho phù hợp với mặt hàng phân bón sản xuất trong nước.

Với quan điểm giữ quy định hiện hành, tức là không áp dụng thuế giá trị gia tăng lên phân bón, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết, đi tiếp xúc cử tri tỉnh Long An và nhận được điện thoại từ nhiều tỉnh ĐBSCL. Bà con nông dân cho rằng việc áp thuế phân bón là chưa ủng hộ người nông dân.

Cho rằng việc áp thuế sẽ khiến giá phân bón tăng lên, gây khó khăn cho người nông dân, đặc biệt là nông dân nhỏ lẻ. Ông lo ngại rằng việc tăng thuế sẽ khiến nông dân bỏ ruộng hoặc gây ra các vấn đề về an ninh nông thôn. Đề xuất giữ nguyên quy định hiện hành để bảo vệ lợi ích của người nông dân.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội Lê Quang Mạnh. Ảnh: Media Quốc hội.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội Lê Quang Mạnh. Ảnh: Media Quốc hội.

Nêu lên ý kiến thảo luận, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội Nguyễn Trường Giang phân tích, theo quy định luật hiện hành, phân bón không chịu thuế. Vì không chịu thuế nên không thể khấu trừ, hoàn thuế đầu vào cho doanh nghiệp.

"Chúng tôi có xem lại toàn bộ báo cáo đánh giá tác động. Nếu đánh thuế 5% với phân bón, mỗi năm Nhà nước thu khoảng 5.700 tỷ đồng. Trong đó, doanh nghiệp được hoàn thuế 1.500 tỷ đồng, ngân sách nhà nước thu được 4.200 tỷ đồng. Thu của nông dân 5.700 tỷ đồng nên nếu bảo là giảm giá bán không thuyết phục". Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội Nguyễn Trường Giang đặt dấu hỏi.

Do đó, ông Nguyễn Trường Giang đặt ra đề xuất mức thuế giá trị gia tăng 0% với phân bón để cùng tính toán thảo luận. Với mức thuế này, các doanh nghiệp vẫn được hoàn thuế từ ngân sách nhà nước, nhưng giá bán của người nông dân ổn định, không tăng. Tuy nhiên, mức thuế 0% ngân sách nhà nước sẽ mất 1.500 tỷ đồng/năm, theo tốc độ tăng, thậm chí có thể lên tới 2.000 tỷ đồng/năm để hoàn thuế cho các doanh nghiệp.

Trong khi đó, Tổng Thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Đậu Anh Tuấn khẳng định, việc tăng thuế 5% với phân bón không đồng nghĩa với việc mặt hàng này sẽ tăng giá. Ông Đậu Anh Tuấn cho rằng, thời gian qua miễn thuế với phân bón và nhiều hàng hóa vật tư nông nghiệp khác tưởng là ưu đãi nhưng thực chất tạo gánh nặng với ngành hàng trong nước.

Xem thêm
Syngenta Việt Nam giới thiệu giải pháp mới kiểm soát bệnh sương mai trên cây vải

Bắc Giang Thuốc trừ bệnh Orande 280SC với công nghệ tiên tiến hàng đầu và cơ chế tác động kép độc đáo hứa hẹn kiểm soát hiệu quả bệnh sương mai trên cây vải.

Quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi đang chồng chéo, xung đột

Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi đang xung đột giữa các quy định hiện hành và mang nặng tính hình thức.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?