| Hotline: 0983.970.780

Áp thuế GTGT phân bón 5% giảm gánh nặng cho cả nông dân và doanh nghiệp

Thứ Sáu 01/11/2024 , 14:09 (GMT+7)

Việc áp dụng thuế GTGT cho phân bón mang lại cơ hội giảm giá sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, đồng thời hài hòa lợi ích cho nhà nước, doanh nghiệp và nông dân.

Chỉ tính riêng đến tháng 9/2024, Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình đã có tổng cộng 123 tỷ đồng không được khấu trừ thuế GTGT.

Chỉ tính riêng đến tháng 9/2024, Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình đã có tổng cộng 123 tỷ đồng không được khấu trừ thuế GTGT.

Phải đưa vào chi phí sản xuất trên 1.600 tỷ đồng do không được hoàn thuế

Chia sẻ những tác động từ chính sách thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với ngành sản xuất phân bón, ông Nguyễn Viết Hiến, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình (Tập đoàn Hóa chất Việt Nam) cho biết, kể từ khi Luật Thuế số 71/2014/QH13 điều chỉnh phân bón vào diện không chịu thuế GTGT (có hiệu lực từ 1/1/2025), doanh nghiệp đã phải đối mặt với tình trạng không được hoàn thuế GTGT cho nguyên vật liệu và các chi phí đầu vào như điện, nước, máy móc, thiết bị,... dẫn đến tổng chi phí sản xuất gia tăng.

Cụ thể, số liệu thống kê của Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình cho thấy, chỉ tính đến tháng 9/2024, doanh nghiệp đã có tổng cộng 123 tỷ đồng không được khấu trừ thuế GTGT. Con số này không ngừng gia tăng khi phải đưa chi phí thuế GTGT đầu vào vào giá thành sản xuất, gây thêm áp lực về giá vốn sản phẩm.

Từ năm 2015 đến nay, Đạm Ninh Bình phải đưa vào chi phí sản xuất tổng cộng 1.602 tỷ đồng tiền thuế GTGT, tương đương khoảng 164 tỷ đồng mỗi năm. Chỉ tính riêng năm 2024, chi phí thuế GTGT ước tính lên tới 250 tỷ đồng, chiếm 6% giá vốn sản xuất và điều này đã khiến giá thành sản xuất ure tăng lên thêm khoảng 0,6 triệu đồng mỗi tấn.

Không chỉ gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp, chi phí tăng cao này còn ảnh hưởng trực tiếp đến người nông dân, nhóm đối tượng sử dụng phân bón nhiều nhất. Đối với nông dân, giá phân bón tăng làm chi phí sản xuất cây trồng, vật nuôi leo thang, gây áp lực về hiệu quả kinh tế và tạo thêm gánh nặng tài chính trong bối cảnh biến động giá cả trên thị trường nông sản.

Từ năm 2015 đến nay do mặt hàng phân bón không chịu thuế theo Luật số 71, Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình đã phải đưa vào chi phí sản xuất tổng cộng 1.602 tỷ đồng tiền thuế GTGT, tương đương khoảng 164 tỷ đồng mỗi năm.

Từ năm 2015 đến nay do mặt hàng phân bón không chịu thuế theo Luật số 71, Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình đã phải đưa vào chi phí sản xuất tổng cộng 1.602 tỷ đồng tiền thuế GTGT, tương đương khoảng 164 tỷ đồng mỗi năm.

Việc phân bón không chịu thuế GTGT khiến doanh nghiệp phải chịu thêm chi phí và không thể khấu trừ thuế GTGT đầu vào cho nhiều khoản mục, bao gồm nguyên vật liệu, dịch vụ, chi phí vận chuyển, kho bãi, và quản lý.

Ông Hiến nhấn mạnh: “Nếu áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% cho phân bón, doanh nghiệp sẽ được hoàn thuế đầu vào, giảm chi phí và giúp giảm giá bán cho người nông dân. Còn nếu áp dụng mức 0% cho phân bón, cả nông dân và doanh nghiệp đều hưởng lợi nhiều hơn, nhưng Nhà nước lại chịu áp lực giảm thu ngân sách.”

Bàn về các giải pháp thay đổi thuế suất GTGT, ông Hiến cho biết, hiện các doanh nghiệp phân bón mong muốn có một chính sách thuế hài hòa giữa các bên. Thuế suất GTGT 5% cho phân bón sẽ mang lại lợi ích “ba bên” là nhà nước, doanh nghiệp và nông dân.

Với mức thuế 5%, doanh nghiệp sản xuất phân bón không những được hoàn thuế đầu vào mà còn có thêm dư địa để tái đầu tư vào công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó cạnh tranh tốt hơn với sản phẩm phân bón nhập khẩu, đồng thời giúp bình ổn giá trong nước.

Áp thuế GTGT phân bón 5% không làm phân bón tăng giá

Mặt khác, một số ý kiến lo ngại, áp dụng thuế suất 5% sẽ làm giá phân bón tăng, gây ảnh hưởng xấu đến nông nghiệp và góp phần tạo áp lực lạm phát.

Phản hồi về quan điểm này, ông Hiến cho rằng, thực tế, thuế GTGT là thuế gián thu, người tiêu dùng cuối cùng là đối tượng chịu thuế. Việc tăng thuế suất GTGT lên 5% không tác động mạnh đến giá phân bón ngay tức thì, bởi, giá thành sản phẩm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, như chi phí nguyên vật liệu, giá năng lượng và mức cung - cầu trên thị trường.

Hơn nữa, phân bón là mặt hàng chịu sự bình ổn giá, nhà nước có nhiều công cụ để điều tiết, đảm bảo không xảy ra biến động giá cả quá lớn ảnh hưởng đến nông dân.

Do đó, việc áp dụng thuế suất GTGT cho phân bón sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào, tăng khả năng cạnh tranh và hỗ trợ thị trường trong nước ổn định giá cả. Nếu áp dụng thuế suất 5%, doanh nghiệp sẽ được giảm chi phí thuế đầu vào và giảm giá thành sản xuất, tạo ra nhiều cơ hội đầu tư cho các hoạt động phát triển, nghiên cứu sản phẩm mới phục vụ nông dân. 

Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình đã và đang triển khai nhiều biện pháp để tối ưu hóa sản xuất, tiết kiệm chi phí, và đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất phân bón hiệu quả cao, phù hợp với điều kiện canh tác tại Việt Nam.

Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình đã và đang triển khai nhiều biện pháp để tối ưu hóa sản xuất, tiết kiệm chi phí, và đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất phân bón hiệu quả cao, phù hợp với điều kiện canh tác tại Việt Nam.

Về phía các giải pháp của doanh nghiệp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực nếu thuế suất GTGT tăng, ông Hiến cho biết Đạm Ninh Bình đã và đang triển khai nhiều biện pháp để tối ưu hóa sản xuất, tiết kiệm chi phí, và đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất phân bón hiệu quả cao, phù hợp với điều kiện canh tác tại Việt Nam.

Ngoài ra, ông cho rằng sự cạnh tranh từ phân bón nhập khẩu cũng là yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp tìm cách giảm chi phí và giá thành sản phẩm nhằm bảo vệ thị phần nội địa.

Hiện, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đề xuất giữ nguyên mức thuế suất GTGT 5% với phân bón vẫn đang trong giai đoạn thảo luận và dự kiến sẽ được thông qua tại cuối kỳ hợp này. Nếu áp dụng, chính sách này sẽ tạo ra sự cân bằng giữa nhu cầu thu ngân sách và hỗ trợ doanh nghiệp trong nước.

 “Mức thuế 5% sẽ hài hòa lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và nông dân, giúp tạo điều kiện ổn định và phát triển lâu dài cho ngành nông nghiệp Việt Nam”, ông Hiến nhận định.

Xem thêm
Bệnh virus hại tiêu và cách phòng trị

Bệnh virus hại tiêu (bệnh tiêu điên) là loại bệnh khá phổ biến đối với cây tiêu làm giảm năng suất, chất lượng thậm chí khiến tiêu bị chết hàng loạt rất nguy hiểm...

Áp dụng khẩu phần đạm thô thấp mang hiệu quả kép cho chăn nuôi lợn

Giảm tỷ lệ protein thô trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi lợn đem lại tác động đa lợi ích, vùa hướng tới giảm phát thải khí nhà kính vựa hạ giá thành chăn nuôi.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?

Bình luận mới nhất