| Hotline: 0983.970.780

Chanh không hạt và con đường xuất ngoại

[Bài 3] Lợi ích kép liên kết sản xuất, tiêu thụ

Thứ Năm 28/10/2021 , 13:56 (GMT+7)

Do ảnh hưởng đại dịch Covid-19, nhiều loại nông sản rớt giá, khó tiêu thụ. Nhưng nhờ đẩy mạnh liên kết sản xuất, người trồng chanh Long An thu lợi nhuận cao và ổn định.

Giúp nông dân thay đổi tư duy sản xuất

Những năm gần đây, huyện Bến Lức (Long An) đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân địa phương tích cực chuyển đổi cây trồng trên vùng đất phèn, mặn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Đồng thời, vận động các HTX, Tổ hợp tác nhanh chóng thay đổi phương thức canh tác, đẩy mạnh liên kết với doanh nghiệp để tạo thuận lợi ổn định đầu ra cho sản phẩm chanh không hạt.

Người trồng chanh Long An bắt tay liên kết với Công ty TNHH MTV The Fruit Republic Cần Thơ. Ảnh: CTV.

Người trồng chanh Long An bắt tay liên kết với Công ty TNHH MTV The Fruit Republic Cần Thơ. Ảnh: CTV.

Ông Phùng Khánh Hội, xã Lương Bình, huyện Bến Lức  bắt tay liên kết với Công ty TNHH MTV The Fruit Republic Cần Thơ để sản xuất chanh không hạt theo tiêu chuẩn GlobalGAP xuất sang thị trường châu Âu.

Trên diện tích 1 ha đất trồng chanh, ông Hội đã tuân thủ nghiêm ngặt quy trình thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu từ khâu chọn giống, triển khai trồng, chăm sóc đến thu hoạch. Trong đó, ông đặc biệt chú ý đến việc áp dụng kỹ thuật vào quy trình canh tác, như trồng thưa, hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng phân bón, thuốc hóa học, mà thay vào đó là tăng cường sử dụng thuốc, phân hữu cơ sinh học,… góp phần bảo đảm cho trái chanh không bị tồn dư phân bón, thuốc BVTV, đủ tiêu chuẩn, chất lượng xuất khẩu sang thị trường châu Âu.

Người trồng chanh ứng dụng KHKT tiên tiến vào sản xuất. Ảnh: CTV.

Người trồng chanh ứng dụng KHKT tiên tiến vào sản xuất. Ảnh: CTV.

 “Nhờ liên kết trong quá trình canh tác, tôi được công ty cử đội ngũ kỹ sư thường xuyên xuống hướng dẫn, chăm sóc vườn chanh và hỗ trợ xây dựng nhà kho, hố xử lý chanh bệnh,…Đến kỳ thu hoạch, chỉ cần “alô” là có xe công ty xuống tận nơi thu gom với giá bán cao hơn thị trường từ 3.000-4.000 đồng/kg, giúp tôi thu lợi nhuận tăng thêm được 20% so với trước đây”, ông Hội bộc bạch.

Cho đến nay, diện tích liên kết sản xuất tiêu thụ chanh không hạt giữa nông dân Long An và Công TNHH MTV The Fruit Republic Cần Thơ đang tăng dần với diện tích trên 1.000 ha và đi vào sản xuất theo quy trình bài bản. Anh Hồ Vũ Khanh, Trưởng vùng nguyên liệu công ty The Fruit Republic Cần Thơ cho biết, hiện nay, công ty liên kết thu mua hơn 1.000 ha chanh, trong đó có 200 ha chanh sản xuất theo hướng GlobalGAP, số còn lại sản xuất theo quy trình TFA. Dự kiến hàng năm, công ty sẽ tăng thêm 30% diện tích trồng chanh theo hướng GlobalGap tại Long An.

“Thông qua liên kết với nông dân, công ty chúng tôi sẽ chuyển giao kỹ thuật giúp thay đổi tư duy sản xuất cho nông dân, hướng đến sản xuất sạch, tránh phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc mà hướng đến thị trường châu Âu. Tất cả người dân tham gia liên kết đều chấp hành tốt quy trình sản xuất của công ty đưa ra, chưa có nông dân nào bỏ liên kết”, anh Khanh cho biết.

Tương tự, HTX Nông nghiệp Bến Lức cũng đang là một điển hình trong liên kết với các công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp và các HTX, nông hộ trong vùng. Với quy mô canh tác 50 ha, mỗi năm HTX cung cấp cho thị trường ước khoảng 7.200 tấn sản phẩm, trong đó có khoảng trên 5.000 tấn sản phẩm tươi được các doanh nghiệp ký hợp đồng thu mua để xuất khẩu. Nhờ vào các mối liên kết, dù trong mùa dịch Covid-19 gây không ít khó khăn, nhưng HTX vẫn đảm bảo đầu ra cho nông dân.

HTX Dịch vụ Nông nghiệp Bến Lức sơ chế chanh để giao cho đối tác. Ảnh: Minh Sáng.

HTX Dịch vụ Nông nghiệp Bến Lức sơ chế chanh để giao cho đối tác. Ảnh: Minh Sáng.

Giám đốc HTX Dịch vụ Nông nghiệp Bến Lức, Trần Duy Thuận cho biết: “Thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên giá chanh giảm, thị trường tiêu thụ hạn chế. Hiện giá chanh không hạt ngoài thị trường chỉ còn từ 3.000-3.500 đồng/kg, nhưng HTX chúng tôi vẫn thu mua sản phẩm cho các xã viên với giá từ 4.500-5.500 đồng/kg. Với giá này, đảm bảo bà con vẫn có lợi nhuận”.

Tích cực xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ

Theo Phòng NN-PTNT huyện Bến Lức, hiện trên địa bàn huyện có 39 Tổ hợp tác, 7 HTX và 35 Cơ sở thu mua; trong đó có những cơ sở thu mua lớn như Nông Trang Hải Âu, Nguyên Loan, 2 doanh nghiệp tổ chức sản xuất và thu mua chanh không hạt để xuất khẩu như: Cty TNHH MTV The Fruit Republic Cần thơ, Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Chanh Việt. Ngoài ra, hiện nay huyện còn liên kết tiêu thụ với nhiều doanh nghiệp khác tại TP.HCM, Công ty Nafoods Group…

Các Công ty đóng hàng chuẩn bị xuất khẩu. ẢNh: CTV.

Các Công ty đóng hàng chuẩn bị xuất khẩu. ẢNh: CTV.

Ông Lê Văn Nam, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Bến Lức cho biết, trong thời gian diễn ra dịch Covid-19, huyện đã tích cực hỗ trợ các HTX tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ với doanh nghiệp để giúp sản phẩm chanh của địa phương mở rộng thị trường, góp phần giúp nâng cao thu nhập của nông dân. 

Ông Trần Duy Thuận Giám đốc HTX chanh Bến Lức báo cáo tình hình hoạt động vớiTổ công tác 970 do ông Trần Thanh Nam Thứ trưởng Bộ NN-PTNT dẫn đầu thăm làm việc tại HTX. Ảnh: Minh Sáng.

Ông Trần Duy Thuận Giám đốc HTX chanh Bến Lức báo cáo tình hình hoạt động vớiTổ công tác 970 do ông Trần Thanh Nam Thứ trưởng Bộ NN-PTNT dẫn đầu thăm làm việc tại HTX. Ảnh: Minh Sáng.

Diện tích trồng chanh của tỉnh Long An hiện đạt khoảng 11.280 ha, trong đó có trên 9.000 ha đang cho trái. Nhờ tăng cường các chuỗi liên kết với doanh nghiệp, người nông dân trồng chanh trong tỉnh đã được tiếp cận với các thị trường tiệu thụ nội địa và xuất khẩu. 

  • Tags:
Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.