| Hotline: 0983.970.780

Bắt nữ VĐV cầu lông mặc váy để hút khán giả

Thứ Ba 19/04/2011 , 09:16 (GMT+7)

Liên đoàn cầu lông thế giới vừa đưa ra quyết định gây tranh cãi khi yêu cầu tất cả các nữ VĐV phải mặc váy ngắn khi thi đấu.

Liên đoàn cầu lông thế giới (BWF) vừa đưa ra quyết định gây tranh cãi khi yêu cầu tất cả các nữ vận động viên phải mặc váy ngắn khi thi đấu ở các giải lớn như Grand Prix hay Super Series thay vì mặc quần cộc.

Điều luật này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/5 sắp tới, và giải đấu đầu tiên áp dụng “lệnh mặc váy” là Cúp Surdiman tổ chức tại Thanh Đảo (Trung Quốc), từ 22 đến 29/5.

Theo tờ Oriental Morning Post của Hong Kong thì quyết định này của BWF nhằm giúp cho các vận động viên nữ trở nên gợi cảm hơn, qua đó thu hút thêm khán giả. Cũng theo tờ này thì những vận động viên nào không tuân thủ điều luật mặc váy thì sẽ phải chịu phạt 250 USD!

Quyết định này của BWF đã gây ra những phản ứng trái chiều. Tay vợt xếp thứ 2 thế giới ở nội dung đánh đôi người Trung Quốc Yu Yang nói rằng cô không thích mặc váy và chưa từng làm điều đó khi thi đấu. Một tay vợt hàng đầu khác là Xu Jing thì bày tỏ sự phẫn nộ trên blog cá nhân của mình ở trang qq.com rằng đây thật sự là một “thảm họa!”

Tuy nhiên, huấn luyện viên đội tuyển cầu lông Trung Quốc Li Yongbo thì lại ủng hộ điều luật này và cho rằng điều đó sẽ khiến cầu lông đến với khán giả nhiều hơn.

Thực tế, liên đoàn cầu lông thế giới không phải là đơn vị đầu tiên đưa ra điều luật trên, bởi từ lâu nay thì Hiệp hội quần vợt nữ WTA cũng đã yêu cầu các vận động viên nữ phải mặc váy khi thi đấu.

Tương tự, liên đoàn bóng chuyền thế giới cũng đã yêu cầu các vận động viên phải mặc quần bó sát cơ thể thay vì quần đùi như trước đây. Riêng với môn bóng chuyền bãi biển thì các vận động viên nữ bắt buộc phải mặc bikini.

Còn ở môn bóng đá, Chủ tịch liên đoàn bóng đá thế giới Sepp Blatter cũng từng có ý tưởng bắt buộc các cầu thủ nữ phải mặc đồ bó sát để thu hút thêm khán giả. Song ý tưởng này của ông Blatter đã bị phản đối và không thể trở thành hiện thực.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Hà Nội phấn đấu đóng góp khoảng 5% GRDP từ ngành công nghiệp văn hóa

UBND thành phố vừa có kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy Hà Nội về ‘Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô’.

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm