| Hotline: 0983.970.780

Bình Định tập trung khắc phục thiệt hại do bão số 9

Thứ Tư 28/10/2020 , 19:30 (GMT+7)

Cơn bão số 9 đã gây thiệt hại cho Bình Định khá nặng nề. Bão tan, lãnh đạo tỉnh Bình Định chỉ đạo các địa phương tập trung khắc phục thiệt hại.

Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy PCTT - TKCN tỉnh Bình Định, đến chiều 28/10, bão số 9 đã làm 5 người ở TP Quy Nhơn, TX An Nhơn, TX Hoài Nhơn và huyện Phù Mỹ bị thương.

Bão đã làm 24 ngôi nhà dân tại TP Quy Nhơn, TX An Nhơn, huyện Phù Mỹ, huyện Tuy Phước bị sập đổ; 2.820 ngôi nhà bị tốc mái, 741 nhà ngập nước. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh này còn có 2.867ha hoa màu bị hư hỏng; 2 tàu cá bị chìm; cầu cảng Đề Gi (huyện Phù Cát) bị tàu vỏ thép bức neo va đập làm cong trụ cầu. Tổng thiệt hại ước tính gần 211 tỷ đồng.

Bão số 9 đã làm 24 nhà dân ở Bình Định bị sập. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Bão số 9 đã làm 24 nhà dân ở Bình Định bị sập. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Sau khi bão tan, chiều 28/10, ông Lê Kim Toàn, Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bình Định đã đi kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả bão số 9 tại các huyện Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ và TX An Nhơn.

Ông Toàn lưu ý, sau khi bão tan thì ảnh hưởng của hoàn lưu bão còn diễn biến phức tạp, có thể gây ra các đợt mưa lũ lớn. Do vậy, chính quyền các địa phương phải tập trung chủ động ứng phó và dồn mọi nỗ lực để khắc phục hậu quả, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân.

“Trước mắt, UBND các huyện xuất kinh phí dự phòng để mua lương thực, mì tôm, nước uống, thuốc men, nhu yếu phẩm… hỗ trợ cho các hộ gia đình có người bị thương, nhà bị sập, tốc mái; tuyệt đối không để hộ gia đình nào bị đói, rét. Bên cạnh đó, kịp thời huy động lực lượng bộ đội, công an, thanh niên xung kích, dân quân tự vệ hỗ trợ người dân sớm khắc phục hậu quả, ổn định đời sông”, ông Toàn yêu cầu.

Dọn dẹp cây xanh bị ngã đổ trong TP Quy Nhơn. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Dọn dẹp cây xanh bị ngã đổ trong TP Quy Nhơn. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Tại xã đảo Nhơn Châu (TP Quy Nhơn), do ảnh hưởng của bão số 9 nên địa phương này đã bị cô lập với đất liền. Nhận định tình hình cô lập sẽ kéo dài nhiều ngày, chính quyền xã Nhơn Châu đã vận động người dân trên đảo tích trữ lương thực đảm bảo sử dụng trong thời gian từ 40 - 50 ngày. Chính quyền xã cũng tích trữ số lượng gạo để cấp phát cho người dân địa phương khi cần thiết.

Xem thêm
Trao tặng 500 cuốn sách về biển đảo cho Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân

500 cuốn sách về biển đảo Việt Nam, khoa học quân sự... được Bộ Thông tin và Truyền thông đồng hành với các đơn vị trao tặng Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân.

Xâm nhập mặn mùa khô năm 2025 sẽ cao nhưng không gay gắt

ĐBSCL Dự báo xâm nhập mặn mùa khô năm 2025 tại ĐBSCL cho thấy mức độ xâm nhập sẽ cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không nghiêm trọng như các năm 2016 và 2020.

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.