| Hotline: 0983.970.780

Bộ Nông nghiệp và Hà Nội chưa thống nhất cao trình hạ mặt đê sông Hồng

Thứ Ba 14/02/2017 , 06:59 (GMT+7)

Hà Nội đưa ra phương án hạ cao trình mặt đê xuống dương 12,4 m, nhưng Bộ Nông nghiệp chưa thống nhất với đề xuất này, mà cho rằng phải đảm bảo không được thấp hơn mực nước lũ thiết kế 13,5 m. 

Đồng ý với Hà Nội điều chỉnh kết cấu đê sông Hồng phục vụ xây dựng cầu vượt tại nút giao thông đường An Dương - Thanh Niên, nhưng đại diện Bộ Nông nghiệp đề nghị cân nhắc việc hạ cao trình mặt đê xuống dương 12,4 m. 

bo-nong-nghiep-va-ha-noi-chua-thong-nhat-cao-trinh-ha-mat-de-song-hong
Hà Nội chủ trương xây dựng đê bê tông thay cho đê đất, nhưng vẫn giữ độ cao đỉnh đê là 15,4 mét. Ảnh: CTV.
 

Ngày 13/2, đại diện Tổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp), UBND TP Hà Nội và các nhà khoa học đã họp bàn về đề xuất hạ mặt đê sông Hồng đoạn từ khách sạn Thắng Lợi đến cửa khẩu An Dương, nhằm phục vụ dân sinh và giao thông.

Hà Nội đưa ra phương án hạ cao trình mặt đê xuống dương 12,4 m, nhưng Bộ Nông nghiệp chưa thống nhất với đề xuất này, mà cho rằng phải đảm bảo không được thấp hơn mực nước lũ thiết kế 13,5 m. 

"Nếu hạ cao trình 12,4 m thì Hà Nội sẽ làm được 4 làn xe, hai cơ giới và hai thô sơ. Nhưng phía Bộ Nông nghiệp tính toán đến nguy cơ khi mùa mưa lũ, nếu hạ thấp cao trình hơn mực nước thì sẽ gây nhiều hệ quả nghiêm trọng", một nhà khoa học tham gia hội nghị nói và thông tin đại diện Hà Nội vẫn chưa trả lời được câu hỏi của Bộ Nông nghiệp là: "Độ cao 12,4 m liệu có an toàn".

Theo một nhà khoa học khác, xét về kỹ thuật hầu hết ý kiến của chuyên gia đều ủng hộ đề xuất của Hà Nội. Cụ thể là điều chỉnh kết cấu đoạn đê hữu sông Hồng từ khách sạn Thắng Lợi đến cửa khẩu An Dương, chiều dài khoảng 1.100 m. Trong đó thay thế một phần kết cấu đê đất bằng kết cấu tường chắn bê tông cốt thép dạng chữ L, đảm bảo an toàn chống lũ, kết hợp giao thông, cải tạo cảnh quan đô thị. 

Với bức tường bê tông này, chiều ngang mỏng đi, còn chiều cao vẫn giữ như hiện tại là 15,4 m. Khi có bức tường này rồi mới hạ độ cao xuống dương 12,5 m để làm nền đường.

"Tôi và nhiều nhà khoa học khác cho rằng đây là ý tưởng tốt và hoàn toàn đồng tình. Tuy nhiên Bộ Nông nghiệp vẫn đang cân nhắc nên chưa đưa ra kết luận", ông này nói.

Trong văn bản gửi Hà Nội tháng 12/2016, Bộ Nông nghiệp cũng khẳng định đê hữu Hồng là tuyến đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an toàn chống lũ cho khu vực trung tâm Hà Nội. Bộ đã đề nghị Hà Nội lựa chọn phương án thiết kế đảm bảo cao trình mặt đê đất sau khi hạ không thấp hơn 13,5 m. 

Ngày 24/1/2017 Hà Nội lần thứ hai có văn bản đề nghị Bộ Nông nghiệp cho hạ cao trình mặt đê đoạn từ khách sạn Thắng lợi đến cửa khẩu An Dương xuống cao độ dương 12,4 m.

Với cao độ nay mặt đường Nghi Tàm sau khi cải tạo sẽ tương ứng với cao độ đường gom dân sinh và hai bên nhà dân, thuận lợi cho người dân dọc tuyến đường tiếp cận ra vào an toàn. Phương án còn tạo điều kiện mở rộng mặt cắt ngang đường Nghi Tàm thêm một làn xe..., tạo cảnh quan đô thị cho tuyến phố.

Lần đầu tiên Hà Nội đưa đề xuất với Bộ Nông nghiệp về vấn đề trên là vào tháng 10/2016.

 

VnExpress

Xem thêm
Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Báo Nông nghiệp Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

Hỗ trợ Sơn La phục hồi hơn 15.000ha đất nông lâm nghiệp

Dự án RESTORE Sơn La,dự kiến hỗ trợ phục hồi 6.994ha đất trồng cây ăn quả và 8.239ha đất lâm nghiệp; trồng hơn 13 triệu cây đa mục đích.

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.