| Hotline: 0983.970.780

Cao Bằng huy động mọi nguồn lực để vượt khó

Thứ Năm 18/06/2020 , 17:28 (GMT+7)

Tỉnh Cao Bằng đã yêu cầu các ngành, địa phương tiếp tục chủ động phòng chống dịch bệnh, đồng thời triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh.

Từ đầu năm 2020 đến nay, hầu hết các ngành sản xuất kinh doanh, hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh bị đình trệ, thậm chí đóng băng cho thấy rõ nét ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19.

Từ tăng trưởng GRDP, giá trị sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ; hay kim ngạch xuất nhập khẩu đều giảm mạnh khiến cho việc thu ngân sách đạt thấp.

Nhiều hoạt động sản xuất công nghiệp hoạt động cầm chừng. Ảnh: Kông Hải.

Nhiều hoạt động sản xuất công nghiệp hoạt động cầm chừng. Ảnh: Kông Hải.

Một số doanh nghiệp sản xuất, khai thác và chế biến trong các lĩnh vực như khoáng sản, lâm sản, nông sản... phải dừng sản xuất hoặc hoạt động cầm chừng để giữ chân công nhân. Lý do chung được các đơn vị đưa ra là do thị trường xuất khẩu hầu như bị đóng băng, nhu cầu trong nước cũng giảm mạnh.

Mặc dù đến nay dịch bệnh Covid-19 trên cả nước cơ bản đã được đẩy lùi nhưng hậu quả của nó để lại đã tác động lớn đến sự phát triển kinh tế của tỉnh. Tỉnh đã đưa ra nhiều kịch bản dự báo ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 để có những phương án tháo gỡ, tập trung phát triển kinh tế - xã hội kịp thời.

Các công trình lớn của tỉnh Cao Bằng đang khẩn trương hoàn thành. Ảnh: Kông Hải.

Các công trình lớn của tỉnh Cao Bằng đang khẩn trương hoàn thành. Ảnh: Kông Hải.

Trong đó, nếu dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, từ giờ tới cuối năm 2020, Cao Bằng phấn đấu mức tăng trưởng GRDP của tỉnh dự kiến đạt từ 5,4 - 6,5% (so với mục tiêu ban đầu là 7,5%). Theo đó, thời gian tới, trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp - thủy sản, tỉnh Cao Bằng chỉ đạo Sở NN-PTNT đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm tại chỗ; quản lý, sử dụng có hiệu quả vốn sự nghiệp các chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ đa dạng hóa sinh kế, hỗ trợ sản xuất để nâng cao diện tích, giá trị sản xuất nông nghiệp.

Ông Bế Xuân Tiến, Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết: Nhiệm vụ trước mắt của ngành là phòng chống không để dịch bệnh tả lợn châu Phi tái phát, nỗ lực tái đàn lợn, mục tiêu cuối năm 2020 tổng đàn lợn đạt 320.000 con; duy trì tăng trưởng đàn gia cầm 2,8 triệu con trên cơ sở nguồn giống chủ yếu tại địa phương. Tăng cường mở rộng diện tích trồng rừng sản xuất và đẩy mạnh các dự án nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh…

Tỉnh Cao Bằng đang triển khai nhiều giải pháp để sớm đưa hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại các cửa khẩu hoạt động trở lại. Ảnh: Kông Hải.

Tỉnh Cao Bằng đang triển khai nhiều giải pháp để sớm đưa hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại các cửa khẩu hoạt động trở lại. Ảnh: Kông Hải.

Trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, chỉ đạo các ngành liên quan tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức kinh tế - doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả; chỉ đạo các doanh nghiệp huy động mọi nguồn lực, xây dựng phương án sản xuất theo tháng, quý; tăng cường tìm kiếm các nguồn nguyên liệu sản xuất, thực hiện duy tu, bảo dưỡng máy móc thiết bị theo quy định đảm bảo quá trình sản xuất được thường xuyên, liên tục. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án thủy điện hoàn thành theo kế hoạch và đưa vào sản xuất góp phần tăng giá trị ngành công nghiệp.

Với lĩnh vực thương mại, dịch vụ, xuất nhập khẩu hàng hóa, tỉnh chỉ đạo tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về hoạt động thương mại, đảm bảo hàng hóa lưu thông thông suốt. Tập trung cải cách đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất, nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu, cửa khẩu phụ và lối mở biên giới trên địa bàn tỉnh; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hàng hóa, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại qua biên giới; thường xuyên thăm dò, tìm hiểu trao đổi với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và hỗ trợ cho các doanh nghiệp; tiếp tục cải thiện thủ tục hành chính để thông quan hàng hóa, tạo điều kiện cho sản phẩm, hàng hóa của tỉnh xuất khẩu…

Khách du lịch đã đến Cao Bằng sau đợt dịch bệnh căng thẳng. Ảnh: Kông Hải.

Khách du lịch đã đến Cao Bằng sau đợt dịch bệnh căng thẳng. Ảnh: Kông Hải.

Ông Nguyễn Kiên Cường, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh thông tin: Thời gian qua, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh tích cực phối hợp với các sở, ngành nghiên cứu, tham mưu tổ chức cuộc họp giữa lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương có liên quan để tiếp tục thống nhất các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu, lối mở trên địa bàn tỉnh.

Mong rằng thời gian tới tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn sẽ sớm trở lại, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa khôi phục hoạt động kinh doanh, đóng góp cho nguồn thu của tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Hoàng Xuân Ánh. Ảnh: Hoàng Hiếu.

Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Hoàng Xuân Ánh. Ảnh: Hoàng Hiếu.

Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Hoàng Xuân Ánh khẳng định: Tỉnh đang huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân quyết tâm cao độ để vượt qua khó khăn trên các lĩnh vực do dịch bệnh gây ra; hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi các hoạt động sản xuất kinh doanh và thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển mạnh mẽ.

Ông Hoàng Xuân Ánh nhấn mạnh, tỉnh chỉ đạo các ngành chú trọng thực hiện việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, bảo đảm tính minh bạch, rõ ràng, nhất quán trong các quy định, chính sách, thái độ phục vụ. Mong rằng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đề ra sẽ đạt được những kết quả tích cực, góp phần đưa tỉnh Cao Bằng tiến xa hơn trong tương lai không xa.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Trang bị kỹ năng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp cho nông dân

Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh vừa tổ chức lớp tập huấn về 'Quy trình sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ phụ phẩm nông nghiệp địa phương'.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.