| Hotline: 0983.970.780

Cây lim xanh nghìn tuổi, 'báu vật' rừng Yên Thế

Thứ Năm 01/02/2018 , 14:05 (GMT+7)

Cây lim xanh đại cổ thụ, ngự trên Đồi Lim, thôn Xuân Lung, xã Xuân Lương, huyện Yên Thế (Bắc Giang) có chiều cao vút ngọn gần 50m, đường kính gốc cây khoảng 6 đến 7 người ôm...

08-26-21_cy-lim-xnh2
Cây lim xanh cổ thụ, thôn Xuân Lung, xã Xuân Lương

Lim xanh (tên khoa học Erythrophloeum fordii) là cây gỗ lớn, thân thẳng, tròn, gốc có bạnh nhỏ, vỏ màu nâu, cành non mầu xanh lục là thực vật rừng thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA (thực vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại) theo quy định của Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

Cây lim xanh đại cổ thụ, ngự trên Đồi Lim, thôn Xuân Lung, xã Xuân Lương, huyện Yên Thế (Bắc Giang) có chiều cao vút ngọn gần 50m, đường kính gốc cây khoảng 06 đến 07 người ôm, được nhiều người cao tuổi ở địa phương, cũng như các nghiên cứu khoa học đều cho rằng có tuổi đời nghìn năm tuổi, hàng năm thu hút hàng trăm lượt khách trong và ngoài nước tới chiêm ngưỡng, du lịch tâm linh - sinh thái, du lịch trải nghiệm.

Theo các cụ cao niên, từ khi sinh ra đã thấy cây lim xanh sừng sững uy nghi to lớn như hiện nay, cùng với dải di tích đình, chùa và giếng cổ Xuân Lung, được ví như tấm bình phong che chở cho người dân nơi đây. Theo phong thủy, khu đất Đình là đất rồng, 2 giếng là 2 mắt rồng còn cây lim xanh và cây de là mũi của rồng, bởi vậy cây lim xanh là một biểu tượng linh thiêng trong đời sống tâm linh của người dân địa phương.

Theo truyền tích kể lại, không ít người đã từng có ý định đốn hạ cây, nhưng đều không thể thực hiện được, có người chèo lên cây chặt cành to ngay lập tức xuất hiện đàn ong bay đến xua đuổi, phải bỏ ý định. Rồi có một nhóm người đốn chặt một đoạn cành, hay rễ của cây về sử dụng, sau đó gia đình liên tiếp gặp tai ương, kinh tế khốn đốn, hoạn nạn liên miên, phải đến đình Xuân Lung làm lễ bái tạ mới yên ổn…

08-26-21_cy-lim-xnh1
 
 
 

 

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm