| Hotline: 0983.970.780

Chờ V-League tiếp tục thay đổi

Thứ Ba 23/02/2021 , 09:27 (GMT+7)

Từ cuối tháng 4, AFC Champions League, vòng loại World Cup và AFC Cup thi đấu liên tục, khiến các CLB Việt Nam gặp vấn đề lớn về thể lực.

Nam Định gặp Hà Nội trong trận mở màn mùa giải V-League 2021. Ảnh: VPF.

Nam Định gặp Hà Nội trong trận mở màn mùa giải V-League 2021. Ảnh: VPF.

Theo thông báo từ LĐBĐ châu Á (AFC), Viettel sẽ thi đấu AFC Champions League từ 21/4 đến 7/5. Vào cuối tháng 5, ĐTVN sẽ lên đường đá nốt 3 trận ở vòng loại World Cup, và phải hoàn thành trước hạn 15/6. Ngay khi kết thúc giải này, những tuyển thủ của chúng ta cũng không kịp nghỉ ngơi, bởi cuối tháng 6, Hà Nội và Sài Gòn phải ra sân tại AFC Cup.

Tính riêng những tuyển thủ của ba CLB Viettel, Hà Nội và Sài Gòn, họ gần như không có thời gian nghỉ từ giữa tháng 4 đến hết tháng 6, nhằm phục vụ hai mặt trận quan trọng nhất mùa giải.

Điều đáng nói, lịch thi đấu dày đặc không những ảnh hưởng tới thể lực của các tuyển thủ ở ba đội, mà còn tác động đến 11 CLB còn lại của V-League. Nguyên do bởi, ba giải đấu châu lục đều thi đấu tập trung. Các cầu thủ phải cách ly tập trung suốt thời gian diễn ra giải, và không được di chuyển luân phiên về nước để đá giải quốc nội như châu Âu.

Đó là một thách thức lớn cho những nhà tổ chức bóng đá, bởi V-League trong điều kiện tốt nhất, chỉ trở lại vào giữa tháng 3. Nghĩa là giải chỉ đá chừng một tháng, rồi lại nhường lịch cho các đại diện của nền bóng đá nước nhà mang chuông đi đánh xứ người.

Theo công bố của LĐBĐ Việt Nam (VFF), để kịp hoàn thành mùa giải 2021 đúng hạn, mỗi đội phải giảm thời gian nghỉ xuống còn 4 ngày giữa hai vòng. Một CLB V-League mùa này còn nhiều nhất là 18 vòng, nghĩa là họ cần tối thiểu 12 tuần, tương đương ba tháng. Khi đá một tháng, kể từ tháng 3, mùa giải vẫn chưa trôi qua được một nửa, và còn rất nhiều thách thức phía trước, nhất là trước sự khó lường của dịch SARS-CoV-2.

Từ trước đến nay, việc các giải đấu châu lục chen ngang giữa giải VĐQG là điều tối kỵ, bởi nó làm khó cho việc tính toán điểm rơi cũng như thể lực các cầu thủ. Tại châu Âu mùa trước, và nhiều nước châu Á mùa này, họ thay đổi lịch thi đấu để hoàn thành trọn vẹn giải VĐQG, trước khi cách ly tập trung đá giải châu lục.

Đó là điều mà V-League chưa thể có trong tương lai gần, khi cơ cấu mùa giải vẫn là bắt đầu từ mùa xuân và kết thúc vào mùa thu. Cách sắp xếp này là sản phẩm từ quá khứ, khi các giải đấu lớn như SEA Games, AFF Cup đều diễn ra vào cuối năm. Nhưng trong bối cảnh mới, khi mục tiêu của nền bóng đá Việt Nam không còn bó gọn trong Đông Nam Á nữa, chúng ta gặp khó khi phải đá dàn trải ở cả mùa hè.

Thái Lan sớm đã nhìn được bất cập này và thay đổi triệt để trong mùa này. Họ chấp nhận kéo dài một mùa giải qua hai năm, để giúp Thai League có lịch thi đấu giống châu Âu, nghĩa là bắt đầu vào mùa thu, và kết thúc vào mùa hè. Điều ấy giúp các CLB xứ chùa Vàng không bị vướng, dù tham dự AFC Champions League, AFC Cup. Đội tuyển Thái Lan cũng dễ hội quân hơn để chuẩn bị cho vòng loại World Cup.

Thay đổi lịch thi đấu, vốn tồn tại hàng chục năm, là điều không đơn giản. Nhưng vì sự phát triển của nền bóng đá, chúng ta dĩ nhiên không thể bỏ qua.

Xem thêm
Trưng bày 70 tác phẩm mỹ thuật về lịch sử chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 26/4, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khai mạc triển lãm ‘Đường lên Điện Biên’ nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm