Chuỗi chương trình 'Nhịp cầu nhà nông' kết thúc tốt đẹp

PV - Thứ Hai, 20/07/2020 , 15:36 (GMT+7)

Chuỗi 5 Chương trình "Nhịp cầu nhà nông" bắt đầu từ ngày 7/7, kết thúc ngày 16/7, đã mang lại nhiều kiến thức bổ ích cho bà con nông dân.

Đạm Cà Mau đồng hành cùng chương trình.

Từ ngày 7-16/7 vừa qua, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Bộ NN - PTNT) đã phối hợp với UBND, Hội Nông dân 3 tỉnh An Giang, Bến Tre, Long An và sự đồng hành của thương hiệu Đạm Cà Mau thuộc Công ty Cổ phần phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) tổ chức thành công chuỗi 5 Chương trình Nhịp cầu nhà nông tại huyện Chợ Mới; thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang); huyện Mỏ Cày Bắc; huyện Châu Thành (tỉnh Bến Tre) và huyện Cần Đước (tỉnh Long An).

Chương trình đã kết thúc thành công với sự tham dự của 1.700 nông dân, chủ trang trại, hợp tác xã 3 tỉnh trong không khí sôi nổi cởi mở với gần 600 câu hỏi được đưa ra và giải đáp với Ban tư vấn khoa học là những nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, bảo vệ thực vật, thú y, thủy sản và thổ nhưỡng.

Chương trình “Nhịp cầu nhà nông” nhằm tư vấn, giải đáp và trang bị cho bà con nông dân kiến thức khoa học kỹ thuật. Đặc biệt là công tác thăm khám, phòng trừ và điều trị có hiệu quả các loại bệnh trên cây trồng; Hướng dẫn cho bà con nông dân tìm hiểu về nông hóa thổ nhưỡng, giống cây trồng; chu kỳ sinh trưởng và đặc điểm của mỗi loài; kiến thức phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; phương pháp canh tác khoa học phù hợp với thời gian và đất canh tác của mỗi vùng.

Nông dân tại các điểm tổ chức thảo luận sôi nổi cùng chuyên gia.

Ban tư vấn khoa học gồm những Chuyên gia tư vấn, nhà khoa học đầu ngành: PGS.TS Mai Thành Phụng – Nguyên Trưởng Bộ phận thường trực Nam Bộ, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia; Phó Chủ tịch Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam (VFAEA);

PGS.TS. Trần Văn Hai – Giảng viên cao cấp Khoa Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ; TS. Nguyễn Văn Bắc – Phó Trưởng Văn phòng thường trực tại Nam Bộ, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia;

TS Phan Phương Loan – Phó trưởng khoa Nông nghiệp Tài nguyên thiên nhiên, Đại học An Giang; ThS Nguyễn Công Thành – Giám đốc Trung tâm tập huấn và Chuyển giao Công nghệ Nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long;

Ks Nguyễn Thanh Tùng – Nguyên Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Long An. Ngoài ra, đến mỗi tỉnh thành đều có sự tham gia của Lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo Sở NN - PTNT tham gia giải đáp trực tiếp những câu hỏi về chính sách để khuyến khích phát triển nông nghiệp từng địa phương

Chuyên gia trong ban tư vấn chương trình.

Ở mỗi tỉnh thành, chương trình đều nhận được sự tham dự của lãnh đạo thành phố, HĐND, UBND, Sở NN - PTNT, Hội nông dân, Trung tâm khuyến nông, trưởng các Chi cục, trưởng đại diện các phòng, ban ngành đoàn thể trực thuộc Thành phố, đặc biệt sự có mặt của gần 1.700 đại biểu là cán bộ nông nghiệp, chủ trang trại, cán bộ hợp tác xã và đông đảo bà con nông dân đến từ các huyện mỗi địa phương.

Tại chương trình, nhiều đại biểu là nông dân đã đặt các câu hỏi với các nhà khoa học, diễn giả xoay quanh vấn đề biến đổi khí hậu, hạn xâm nhập mặn, kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh đối với các cây trồng chủ lực của mỗi tỉnh.

Qua đó, giúp nông dân hiểu biết thêm về những tác động của biến đổi khí hậu và có giải pháp bảo vệ hiệu quả hoa màu, vườn cây.

Chương trình “Nhịp cầu nhà nông” tạo điều kiện cho bà con nông dân được giao lưu, học hỏi, trao đổi thông tin với các nhà khoa học, giúp bà con tích lũy thêm kinh nghiệm, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới trong trồng trọt, giúp cây trồng có thể thích nghi được với vấn đề biến đổi khí hậu, qua đó từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Chuyên gia trong ban tư vấn chương trình.

Đến tham dự Chương trình “Nhịp cầu nhà nông”, trong không khí hỏi – đáp trực tiếp, hầu hết các câu hỏi của cán bộ nông nghiệp, khuyến nông viên và bà con nông dân xoay quanh lĩnh vực: trồng trọt, bảo vệ thực vật và các cơ chế chính sách… được các nhà khoa học, chuyên gia tư vấn và cơ quan quản lý của tỉnh trả lời xác đáng, có tính áp dụng cao.

Đặc biệt, những băn khoăn của bà con xoay quanh việc bón phân thời điểm nào, bón liều lượng bao nhiêu và lưu ý bón phân cho từng loại cây trồng đã được đại diện Công ty Cổ phần phân bón Dầu khí Cà Mau giải đáp thắc mắc ngay mỗi Chương trình.

Diễn ra trong không khí sôi nổi với hàng trăm câu hỏi được tư vấn, giải đáp trực tiếp trong mỗi chương trình và còn hàng trăm câu hỏi khác đang tiếp tục được gửi đến Ban tư vấn chờ giải đáp của các nhà khoa học qua các kênh gián tiếp.

Chuỗi 5 Chương trình "Nhịp cầu nhà nông" kết thúc đã mang lại nhiều kiến thức bổ ích, trang bị cho bà con nông dân 3 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long kiến thức để thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cũng như kịp thời chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, với hạn xâm nhập mặn trong thời gian sắp tới.

PV
Tin khác
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Đưa Việt Nam thành mắt xích quan trong trong chuỗi giá trị Halal
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Đưa Việt Nam thành mắt xích quan trong trong chuỗi giá trị Halal

Với ngành công nghiệp Halal, Thủ tướng đặt mục tiêu Việt Nam trở thành điểm đến không thể thiếu trong bản đồ Halal toàn cầu, là mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị Halal.

Gạo Việt Nam lấy lại thị phần ở Philippines
Gạo Việt Nam lấy lại thị phần ở Philippines

Nhập khẩu gạo của Philippines tăng rất mạnh trong năm nay và gạo Việt Nam lại đang chiếm phần lớn lượng gạo nhập khẩu vào thị trường này.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Những địa phương đi đầu của Việt Nam
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Những địa phương đi đầu của Việt Nam

Với lợi thế về sự phù hợp của nông sản, Ninh Thuận và Bến Tre là những địa phương đang có kết nối và kinh doanh hiệu quả với các thị trường Halal.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Cơ hội hợp tác với nhiều nước châu Á
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Cơ hội hợp tác với nhiều nước châu Á

Hàn Quốc, Ấn Độ là những quốc gia châu Á có kinh nghiệm phát triển, đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng Halal và sẵn sàng chia sẻ, hợp tác với Việt Nam.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Saudi Arabia sẽ cùng Việt Nam phát triển hệ sinh thái Halal mạnh mẽ
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Saudi Arabia sẽ cùng Việt Nam phát triển hệ sinh thái Halal mạnh mẽ

Lãnh đạo Trung tâm Halal Saudi, Cơ quan Thực phẩm và dược phẩm Saudi Arabia - SFDA khẳng định cam kết phát triển hệ sinh thái Halal với Việt Nam.

Quy định mới của EU về xác định chủ sở hữu vùng nguyên liệu dừa hữu cơ
Quy định mới của EU về xác định chủ sở hữu vùng nguyên liệu dừa hữu cơ

Bến Tre hiện có hơn 20.000ha dừa được sản xuất tiêu chuẩn hữu cơ, trong đó diện tích đã được chứng nhận khoảng 13.000ha.

Xuất khẩu hàng chục nghìn tấn cà phê decaf với giá cao
Xuất khẩu hàng chục nghìn tấn cà phê decaf với giá cao

Ngoài cà phê nhân thông thường, trong niên vụ vừa qua, cà phê nhân đã khử cafein (cà phê decaf) của Việt Nam cũng được xuất khẩu nhiều với giá cao.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: 25 triệu khách hàng châu Âu và hơn thế nữa
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: 25 triệu khách hàng châu Âu và hơn thế nữa

Ở châu Âu, các sản phẩm Halal không chỉ phục vụ người Hồi giáo mà người tiêu dùng của nhiều tôn giáo khác cũng ngày càng ưa chuộng vì chất lượng và tính phù hợp.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Thêm vài giọt rượu vào nước xốt, tưởng cho ngon nhưng là điều cấm
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Thêm vài giọt rượu vào nước xốt, tưởng cho ngon nhưng là điều cấm

Theo Chủ tịch Hội đồng Halal Thế giới, rào cản lớn nhất hiện nay đối với việc mở rộng thị trường này của Việt Nam là sự thiếu hiểu biết về yêu cầu của Halal.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Gần 1.000 doanh nghiệp đã có 'giấy thông hành'
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Gần 1.000 doanh nghiệp đã có 'giấy thông hành'

Theo NAFIQPM, Việt Nam hiện có gần 1.000 doanh nghiệp được chứng nhận Halal với các đơn vị dẫn dắt như TH True Milk, Trung Nguyên..., nhiều tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với chứng nhận Halal như VietGAP, GobalGAP, chứng nhận hữu cơ, HACCP, ISO.

Cà phê Việt Nam 'đạt chuẩn' EUDR, thị trường vẫn hot dù bị EU tạm hoãn
Cà phê Việt Nam 'đạt chuẩn' EUDR, thị trường vẫn hot dù bị EU tạm hoãn

Cho dù EU có tạm hoãn việc thực hiện Quy định chống phá rừng (EUDR), ngành cà phê Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục chủ động thực hiện quy định này để chủ động nâng chất các lô hàng xuất khẩu.

Dù bị kiện, Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam
Dù bị kiện, Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam

Hơn 20 năm qua, Mỹ vẫn luôn là thị trường lớn nhất của xuất khẩu thủy sản Việt Nam, bất chấp các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp.