| Hotline: 0983.970.780

“Công Phượng sút Panenka ngang Pirlo”

Thứ Tư 01/04/2015 , 19:58 (GMT+7)

Ngày Cá tháng Tư - ngày nói dối. Trên rất nhiều tờ báo thể thao chính thống của Việt Nam “ăn theo” ngày này, cho đăng những dòng tin rất… ngã ngửa.

Tờ thì giật: “Sốc! Arsenal cho HAGL mượn Olivier Giroud mùa Hè này”, tờ thì giật: “Vì tự ái, Miura xin từ chức HLV trưởng U23 Việt Nam”, tờ khác nữa giật: “AFC chỉ lấy 3 đội nhì cao điểm nhất, U23 Việt Nam vẫn chưa chắc suất đi tiếp”…

Tin sốc đấy nhưng đọc title đã biết ngay là tin Cá.

Duy có một tin khiến người đọc bán tin bán nghi: “Công Phượng sút Panenka sánh ngang Andrea Pirlo”. Đại để tin này nêu: Công Phượng là cầu thủ đầu tiên và duy nhất cho đến nay thực hiện thành công tất cả những cú sút 11m theo kiểu Panenka. Ít nhất 4 lần tiền đạo của HAGL đã thực hiện cú sút này và chỉ ngoại trừ pha sút bóng vào lưới Đồng Tháp ở vòng 8 V-League không được tính (phải thực hiện lại).

Và điều sốc trong tin này là kỹ thuật sút Panenka của Công Phượng sánh ngang với những Pirlo, Totti, Sergio Ramos, Zidane khi được đưa vào Bách khoa toàn thư mở Wikipedia trong phần nói về Antonín Panenka - cha đẻ của cú sút siêu kỹ thuật này.

Wikipedia viết: “Antonín Panenka là một cựu cầu thủ bóng đá người Tiệp Khắc. Năm 1976, ông giành chức vô địch Euro cùng đội tuyển Tiệp Khắc.

Trong loạt sút luân lưu ở trận chung kết với đội tuyển Tây Đức năm đó, ông đã sút thành công quả penalty cuối cùng với một cách rất nhẹ nhàng đưa bóng đi vào giữa khung thành trong khi thủ môn đã bị đánh lừa bay theo hướng khác. Kiểu đá phạt đền này từ đó được gọi là đá phạt đền Panenka.

Việc thực hiện một cú đá phạt đền Panenka không đòi hỏi kỹ thuật cao nhưng bù lại cầu thủ thực hiện phải chịu được áp lực tâm lý lớn.

Những trường hợp nổi tiếng đã thực hiện thành công quả sút này tại các giải đấu lớn có thể kể đến Gonzalo Pineda tại Cúp Liên đoàn các châu lục, Sebastián Abreu tại World Cup 2010, Andrea Pirlo và Sergio Ramos tại Euro 2012, Hélder Postiga tại Euro 2004, Francesco Totti tại Euro 2000, Zinedine Zidane tại trận chung kết Giải vô địch bóng đá thế giới 2006.

Và gần đây nhất, cầu thủ thường xuyên sử dụng cú đá này nhưng chưa một lần thất bại là Nguyễn Công Phượng của Việt Nam”.

Đọc đến đây, ai mà chẳng tin. Tìm vào Wikipedia ngay lập tức. Kết quả là… không thấy gì! Vì hôm nay đã hết ngày Cá tháng Tư.

Xem thêm
Hà Nội phấn đấu đóng góp khoảng 5% GRDP từ ngành công nghiệp văn hóa

UBND thành phố vừa có kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy Hà Nội về ‘Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô’.

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm