| Hotline: 0983.970.780

Cty Cao su Chư Prông 40 năm xây dựng và phát triển

Thứ Sáu 17/02/2017 , 08:28 (GMT+7)

Kể từ ngày đoàn cán bộ gần 60 người từ Nông trường Đồng Giao thuộc Bộ Nông trường (cũ) đặt chân lên miền biên giới Chư Prông – tên gọi của một miền đất xa xăm, nơi heo hút với mưa ngàn, nắng gió và bụi đỏ cao nguyên... đến nay đã tròn 4 thập kỷ.

Sau đó đoàn người gần 3.600 cán bộ và thanh niên ở 5 huyện Ý Yên, Bình Lục, Yên Khánh, Vụ Bản, Lý Nhân thuộc tỉnh Hà Nam Ninh (cũ) tiếp tục đến đây khai phá, phát triển vùng đất Chư Prông. Thời kỳ đầu thật lắm gian truân, vất vả. Gió rét, mưa rừng và bệnh sốt rét luôn đe dọa tính mạng. Hơn nữa chỗ ăn, chỗ ở không có, các anh phải dựng lán, trại bên suối để ở tạm. Nhiều người không trụ nổi phải dứt lòng bỏ đi nơi khác kiếm sống, đoàn người ở lại chỉ còn 800 người.

hinh-1135930791
Ông Phan Sỹ Bình – Tổng Giám đốc phát biểu tại Hội thi Bàn tay vàng khai thác mủ năm 2016.
 

Ngày 3/2/1977, Nông trường Quốc doanh Chư Prông (nay là Cty TNHH MTV Cao su Chư Prông) được thành lập. Đến năm 1988, trên 2.200 ha cây cao su đã mọc lên trên mảnh đất khó khăn này. Nhưng do đầu tư không đủ, không đúng quy trình kỹ thuật đã làm giảm chất lượng vườn cây, do vậy sau khi Cty được chuyển về Tổng cục Cao su Việt Nam (nay là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam) thì diện tích cao su được công nhận chỉ 1.100 ha, số còn lại buộc phải thanh lý.

Cuộc khai mở mới ngày nào đầy gian nan, nhưng cũng là một kỳ công. Hôm nay, đi trên mảnh đất Chư Prông giữa rừng cây cao su xanh bạt ngàn có ai hay biết rằng đã có hàng chục người mãi mãi nằm sâu dưới lòng đất do bom mìn và bệnh sốt rét rừng? Ai tính được bao nhiêu mồ hôi nước mắt và máu đã đổ ra?

Nhưng bằng sức mạnh của trí tuệ và sự cần mẫn của đôi bàn tay, khối óc mà cán bộ, công nhân viên Cty đến nay đã sở hữu trên 9.000 ha cao su trong nước và 3.500 ha cao su trồng tại Campuchia, trong đó đã đưa vào khai thác hơn 5.225ha cao su và gần 123 ha cà phê. Đây cũng là Cty nằm ở vùng sâu, vùng xa nhất so với các Cty khác ở Tây Nguyên thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, địa bàn trồng cao su trải rộng ở 72 bản làng, 17 xã và thị trấn của huyện biên giới Chư Prông.

Sự nghiệp xây dựng và phát triển cây cao su của Cty đã tròn 40 năm (1977 – 2017) với bao những thăng trầm. Cty hiện có 7 nông trường, 3 xí nghiệp, Trung tâm Y tế, cơ quan Cty, 34 đội sản xuất trực thuộc các nông trường, tổng số CBCNV là 2.668 người, trong đó có 1.224 công nhân là đồng bào dân tộc thiểu số.

Cty đã thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với người lao động, phân công lao động, giải quyết việc làm thông qua công tác khoán và có chính sách khuyến khích người lao động vượt khoán. Trong 5 năm qua (2010 – 2015), Cty đã chế biến được 39.700 tấn mủ khô, xuất khẩu ra thị trường thế giới 16.000 tấn, chế biến gỗ phôi cao su được 27.500 m3, sản xuất phân vi sinh đạt 25.000 tấn.

Tổng doanh thu 5 năm đạt 2.580 tỷ đồng, bình quân đạt 516 tỷ đồng/năm; tổng lợi nhuận đạt 658 tỷ đồng, bình quân 131,6 tỷ đồng/năm; nộp ngân sách Nhà nước đạt 220 tỷ đồng, bình quân 45 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm thường xuyên cho 3.500 lao động/năm, trong đó có 1.470 lao động là người dân tộc địa phương, chiếm 42% trên tổng số CBCNV, thu nhập tiền lương và tiền thưởng đạt 5.500.000 đồng/người/tháng.

Trong 10 năm gần đây, Cty sản xuất kinh doanh luôn đạt hiệu quả cao. Cty đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng  khá đồng bộ như đường giao thông, đường lô, văn phòng làm việc, nhà ăn ca, công trình văn hóa phúc lợi, giáo dục, Trung tâm Y tế… với tổng giá trị tài sản đến ngày 01/01/2016 trên 1.300 tỷ đồng.

Cty đã biến một miền đất biên giới heo hút thành vùng kinh tế - xã hội trù phú, tạo thế mạnh phát triển kinh tế, ổn định xã hội của cả một vùng. Để hình thành nền công nghiệp cao su tại đây, Cty đã xây dựng một nhà máy với 3 tổ hợp dây chuyền chế biến 9.000 tấn mủ/năm và lắp đặt 6 máy ly tâm với công suất 3.000 tấn/năm, một xưởng sản xuất phân phức hợp hữu cơ vi sinh công suất 5.000 tấn/năm, xí nghiệp chế biến phôi gỗ cao su công suất 5.000 m3/năm.

 Ngoài lương bình quân 5.500.000 đồng/người/tháng, Cty còn tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân vay hàng tỷ đồng để phát triển kinh tế gia đình. Nhờ có nguồn vốn làm kinh tế mà mỗi hộ gia đình một năm đã có nguồn thu nhập thêm, vì vậy số hộ khá và giàu ngày càng tăng, hộ đói không còn nữa.

Trong nhiều năm liền, Cty luôn duy trì việc người lao động tham gia ý kiến và tham gia giám sát các kế hoạch sản xuất, Nghị quyết đại hội Đảng, đoàn thể, kết quả kinh doanh, quỹ tiền lương, thưởng,… Tại các kỳ Hội nghị người lao động cấp cơ sở đến Cty hàng năm, người lao động được trực tiếp góp ý vào phương hướng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.

Qua phong trào thi đua hàng năm, tỷ lệ CBCNV đạt danh hiệu lao động giỏi trên 70%, cá nhân đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua tăng, nhiều tập thể đạt các danh hiệu tiên tiến khác. Đảng bộ Cty hiện có 13 chi bộ, gần 300 đảng viên. Tổ chức công đoàn có 13 Công đoàn cơ sở và 34 Công đoàn bộ phận ở đội sản xuất, tổng số đoàn viên Công đoàn 2.668 người.

hinh-2135922142
Vườn cây cao su của Cty

 

Trong ngày vui kỷ niệm 40 năm thành lập Cty, anh Phan Sỹ Bình, Tổng Giám đốc Cty tâm sự: Để có được kết quả trên là nhờ Cty biết vận dụng sáng tạo các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước vào điều kiện cụ thể của đơn vị. Được sự giúp đỡ của lãnh đạo Bộ NN- PTNT, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, chính quyền và nhân dân địa phương, các cơ quan ban ngành của tỉnh, các đơn vị bạn trong và ngoài ngành.

Đoàn thanh niên Cty có 13 chi đoàn, trên 800 Đoàn viên. Hội Cựu chiến binh Cty có 9 chi hội với 170 hội viên, đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh. Lực lượng tự vệ của Cty có 157 người là chủ chốt của huyện với biên chế một tiểu đoàn, mỗi nông trường, xí nghiệp là một đại đội… Mỗi khi có lệnh là tập trung đầy đủ để sẵn sàng làm nhiệm vụ.

Với sự vươn lên không ngừng, Cty đã vinh dự được Đảng và Nhà nước, các Bộ, ngành liên quan trao tặng danh hiệu: Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới; các Huân chương Độc lập hạng Nhì, hạng Ba; Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Chiến công hạng Hai,;có 4 tập thể cơ sở và 16 cá nhân được tặng Huân chương các loại và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Những hoạt động nói trên đã khẳng định được Cty TNHH MTV Cao su Chư Prông thực sự là hạt giống tốt, đã gieo ươm trên vùng đất tốt, được vun xới và chăm sóc chu đáo nên ắt sẽ đạt nhiều đỉnh cao hơn nữa trong sản xuất, kinh doanh. Đây là quả ngọt thu được không chỉ trong 10 năm, 20 năm mà là của cả quá trình 40 năm kể từ ngày thành lập (3/2/1977-3/2/2017).

Hy vọng rằng Cty TNHH MTV Cao su Chư Prông tiếp tục phát huy tốt những thành quả đã đạt được, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc CNH- HĐH đất nước mà Đảng ta khởi xướng. Đặc biệt là sự nghiệp CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện biên giới Chư Prông, tỉnh Gia Lai.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Năm 2024, Bình Điền đặt mục tiêu sản xuất, tiêu thụ 568.000 tấn phân bón

TP. HCM Trong năm 2024, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đặt ra nhiều mục tiêu và nhiệm vụ, trong đó sản lượng và tiêu thụ đạt trên 568.000 tấn phân bón các loại.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm