| Hotline: 0983.970.780

Hành động vì hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm, bền vững

Đảm bảo vai trò trong nhóm mười nhà cung cấp lương thực có uy tín thế giới

Thứ Hai 12/12/2022 , 09:53 (GMT+7)

Việt Nam hướng đến xây dựng hệ thống LTTP minh bạch, có trách nhiệm với an ninh lương thực thế giới cũng như với người tiêu dùng và người sản xuất tại Việt Nam.

Tích cực đảm bảo an ninh lương thực và an ninh dinh dưỡng toàn cầu

Năm 2022, trong bối cảnh xung đột, đại dịch và khủng hoảng khí hậu, các chuỗi cung ứng lương thực và vật tư sản xuất trên toàn cầu bị đứt gãy cùng giá lương thực tăng cao đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực và dinh dưỡng trong khi 8 tỷ người đang sống dựa vào hệ thống lương thực thực phẩm. Với phương châm “Tư duy mở - hành động nhanh - kết quả thật”, Bộ NN-PTNT đã chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, các địa phương, chuyên gia trong nước và quốc tế, nghiên cứu, xây dựng dự thảo “Kế hoạch hành động quốc gia Chuyển đổi Hệ thống lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững với mục tiêu góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 2030”; tham gia tích cực vào đảm bảo an ninh lương thực và an ninh dinh dưỡng toàn cầu.

Hội nghị được Bộ NN-PTNT tổ chức nhằm tổ chức tham vấn với các bên liên qua, để khi ban hành, Kế hoạch hành động đảm bảo được tính toàn diện, đáp ứng nhu cầu trong nước và hội nhập quốc tế.

Hội nghị được Bộ NN-PTNT tổ chức nhằm tổ chức tham vấn với các bên liên quan, để khi ban hành, Kế hoạch hành động đảm bảo được tính toàn diện, đáp ứng nhu cầu trong nước và hội nhập quốc tế.

Bài liên quan

Phát biểu tại Hội nghị toàn thể Chương trình hỗ trợ quốc tế (ISG) 2022 diễn ra tại Hà Nội ngày 8/12 vừa qua, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN-PTNT) cho biết, mục tiêu chung của Kế hoạch là chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 đã cam kết với cộng đồng quốc tế, trong đó nhấn mạnh việc đảm bảo an ninh lương thực, an ninh dinh dưỡng, áp dụng quy trình canh tác, sản xuất, chế biến, phân phối, và đảm bảo an toàn môi trường.

Kế hoạch tập trung hướng đến xây dựng hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, có trách nhiệm với an ninh lương thực thế giới cũng như có trách nhiệm với người tiêu dùng và người sản xuất tại Việt Nam. Một số mục tiêu cụ thể bao gồm: Thu nhập dân cư nông thôn cao hơn 2 lần so với với năm 2020, thu nhập khu vực khó khăn tăng gấp 3 lần; số vụ ngộ độc do không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm giảm 5%/năm; trên 90% vùng trồng nông sản xuất khẩu được cấp mã số, số vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật được đăng ký chứng nhận tăng 5%/năm; trên 30% lượng phân bón cung ứng là phân hữu cơ, lượng phân hữu cơ sử dụng tăng 2 lần so với 2020; thúc đẩy nông nghiệp tuần hoàn, sản xuất theo quy trình GAP.

Kế hoạch Hành động Quốc gia là nhiệm vụ cơ bản và quan trọng nhất trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030, có trách nhiệm đóng góp hiệu quả vào an ninh lương thực, thực phẩm khu vực và quốc tế, dựa trên cách tiếp cận toàn cầu với sự phối hợp của tất cả các quốc gia, tranh thủ tối đa sự ủng hộ và hỗ trợ quốc tế. Đây là một hành động có tính liên ngành, cần sự tham gia trực tiếp của nhiều Bộ, ngành như Bộ Công thương, Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên - Môi trường, được thực hiện đồng thời ở nhiều cấp từ trung ương tới địa phương dưới sự giám sát, điều hành thống nhất và xuyên suốt của Chính phủ.

Kế hoạch Hành động Quốc gia gắn liền với phát triển nông nghiệp sinh thái; nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao uy tín và xây dựng thương hiệu nông nghiệp Việt Nam; đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia, tăng thu nhập cho người sản xuất, đảm bảo an toàn thực phẩm và an ninh dinh dưỡng cho người tiêu dùng, đảm bảo khả năng tiếp cận và thụ hưởng lương thực, thực phẩm lành mạnh cho mọi đối tượng, trong mọi tình huống. Đồng thời, kế hoạch cũng chú trọng đa dạng hóa nguồn lực để thực hiện thông qua các chính sách tạo động lực để huy động sự tham gia của toàn xã hội cũng như thu hút đầu tư nước ngoài vào quá trình thực hiện chuyển đổi. “Chương trình này không chỉ hành động trong khu vực công mà còn có sự tham gia của các đối tác quốc tế, các doanh nghiệp và hiệp hội, các tổ chức xã hội khác”, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn cho biết.

Kế hoạch sẽ triển khai năm nhóm nhiệm vụ và giải pháp chính, thể hiện rõ nét tính minh bạch, trách nhiệm, bền vững trong từng khâu của chuỗi giá trị nông nghiệp.

Kế hoạch sẽ triển khai năm nhóm nhiệm vụ và giải pháp chính, thể hiện rõ nét tính minh bạch, trách nhiệm, bền vững trong từng khâu của chuỗi giá trị nông nghiệp.

Củng cố hành lang pháp lý

Nhăm hiện thực hóa các mục tiêu đã đề ra, Kế hoạch sẽ triển khai năm nhóm nhiệm vụ và giải pháp chính, thể hiện rõ nét tính minh bạch, trách nhiệm, bền vững trong từng khâu của chuỗi giá trị nông nghiệp từ cung ứng đầu vào, sản xuất đến chế biến, phân phối và tiêu thụ.

Đặc biệt, nhóm nhiệm vụ thứ nhất của kế hoạch là rà soát, đánh giá và hoàn thiện cơ chế, chính sách, các quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn cho sản xuất, chế biến và tiêu dùng LTTP theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững.

Về vấn đề này, TS Trần Đại Nghĩa, chuyên gia thuộc nhóm hỗ trợ quốc tế, đã chia sẻ với hội nghị một số báo cáo về công tác rà soát chính sách phát triển nông nghiệp xanh, có liên quan chặt chẽ đến quá trình chuyển đổi hệ thống sinh thái minh bạch, trách nhiệm, bền vững.

TS Trần Đại Nghĩa cho biết, “mục tiêu của việc rà soát chính sách là làm thế nào tạo ra hành lang pháp lý thống nhất. Vận dụng các cấp độ và đặc trưng của nông nghiệp sinh thái (dựa trên nghiên cứu của FAO năm 2018) làm từ khóa, nhóm chuyên gia đã rà soát các chính sách hiện có, đặc biệt các chính sách đang triển khai trong giai đoạn 2021 - 2030. Trong 304 các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, quyết định hành chính, tiêu chuẩn, quy chuẩn, cam kết quốc tế, kinh nghiệm quốc tế... có liên quan đến chuyển đổi nông nghiệp xanh - các bon thấp/nông nghiệp sinh thái, có 245 văn bản được xem xét, rà soát chi tiết, bao gồm: 13 Nghị quyết (Trung ương, Quốc hội), 29 luật (quốc gia và chuyên ngành), 40 nghị định, 47 thông tư, 70 quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 24 quyệt định cấp bộ, 22 tiêu chuẩn, quy chuẩn, tiêu chí quốc gia”.

Qua đánh giá của nhóm chuyên gia, hệ thống các văn bản quy phạm phát luật liên quan đến thúc đẩy chuyển đổi nông nghiệp theo hướng xanh, các bon thấp và thích ứng BĐKH khá toàn diện và đầy đủ, tuy nhiên vẫn còn nhiều khoảng trống và bất cập như tính liên thông xuyên suốt và tính nhất quán giữa các luật và văn bản dưới luật vẫn còn sự trồng chéo và một số khoảng trống. Đặc biệt, các kế hoạch, chương trình có nhiều nội dung hoạt động nhưng thiếu phân bổ nguồn lực tài chính, dẫn đến tính khả thi và quá trình thực hiện còn nhiều hạn chế.

Tại hội nghị, TS Trần Đại Nghĩa cũng đã đưa ra một số khuyến nghị: Ưu tiên rà soát các luật và các văn bản dưới luật, một số chiến lược, kế hoạch mới được ban hành cho giai đoạn 2021 - 2030 để đưa ra khuyến nghị sửa đổi, bổ sung, hợp nhất, cắt bỏ các bất cập, mâu thuẫn trồng chéo nhằm bắt kịp các thay đổi của bối cảnh trong nước và quốc tế; đảm bảo gắn kết chặt chẽ và hài hòa các lợi ích tiềm năng về kinh tế - xã hội - môi trường, tích hợp đa giá trị, hấp thụ các bon, khả năng chống chịu với BĐKH và bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp một cách bền vững; tăng cường sự tương tác, tham vấn và phối hợp giữa các bộ ngành có liên quan trong quá trình sửa đổi, hợp nhất và hoàn thiện hệ thống chính sách liên quan để đảm bảo tính liên thông, nhất quán và khả thi.

“Nhóm nhiệm vụ thứ nhất là bước đầu kết nối các nhóm nhiệm vụ khác với nhau. Chính sách là một phần rất quan trọng, là tiền đề để chúng ta chuyển đổi hoàn toàn hệ thống lương thực sang hệ thống lương thực sinh thái. Mục tiêu cuối cùng của hệ thống chuyển đổi này không thể tách rời các chương trình, chiến lược đã được thể chế hóa về các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, trong đó liên quan đến việc đảm bảo tăng trưởng ngành và vai trò của ngành là một trong mười nhà cung cấp lương thực có uy tín, trách nhiệm trên thế giới”, TS Trần Đại Nghĩa chia sẻ.

Xem thêm
TP.HCM bổ sung thêm hai Phó Chủ tịch UBND thành phố

TP.HCM Bà Trần Thị Diệu Thúy, Chủ tịch Liên đoàn lao động và ông Dương Ngọc Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy được bầu làm Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, nhiệm kỳ 2021-2026.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tây Ninh đã có thiệt hại do mưa lớn, dông lốc

Cơn mưa lớn chiều các ngày 16/5 và 17/5 đã khiến cho địa bàn tỉnh Tây Ninh có những thiệt hại đầu tiên về của. Rất may không ai bị thương, nguy hiểm tính mạng.

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.