| Hotline: 0983.970.780

Đàn lợn Tuyên Quang dần phục hồi

Thứ Sáu 24/04/2020 , 06:10 (GMT+7)

Tuyên Quang đang có nhiều chính sách tái đàn lợn, tiếp tục phát triển chăn nuôi đại gia súc, thủy sản. Tỉnh đề nghị Bộ NN-PTNT hỗ trợ nâng cao tầm vóc trâu Tuyên Quang...

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến tham quan mô hình nuôi trâu vỗ béo tại huyện Chiêm Hóa. Ảnh: Đào Thanh.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến tham quan mô hình nuôi trâu vỗ béo tại huyện Chiêm Hóa. Ảnh: Đào Thanh.

Đàn lợn dần phục hồi 

Tháng 5/2019, tỉnh Tuyên Quang công bố có Dịch tả lợn Châu phi (DTLCP). Từ đó đến nay, toàn tỉnh đã có 747 thôn, 126 xã có lợn mắc bệnh DTLCP, với tổng số lợn buộc tiêu hủy 29.513 con, tương đương trên 1.424 tấn lợn hơi.

Phòng, chống DTLCP, ngành NN-PTNT tỉnh Tuyên Quang tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh tại cơ sở; chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với UBND các huyện, thành phố tổ chức giám sát, lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh, thực hiện nghiêm túc việc kiểm dịch tại gốc và kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán lợn, sản phẩm từ lợn trên địa bàn.

Ông Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Tuyên Quang cho biết, hiện DTLCP có chiều hướng giảm, đã có 116 xã công bố hết dịch. Tuy còn tiềm ẩn nguy cơ tái phát dịch nhưng đây là một trong những điều kiện để tái đàn, tăng đàn trong chăn nuôi lợn. 

Đến nay, tỉnh Tuyên Quang có 8 chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn, trong đó các chính sách hỗ trợ cho chăn nuôi lợn, như: Cho vay có hỗ trợ lãi suất tối đa 5 tỷ đồng/HTX, 500 triệu đồng/trang trại, hỗ trợ 1 tỷ đồng/dự án chăn nuôi lợn, hỗ trợ chăn nuôi nông hộ 5 triệu đồng/lợn đực giống...

Qua rà soát sơ bộ, có khoảng 23% số hộ nuôi lợn bị bệnh DTLCP đã tái đàn, khoảng 2% chuyển đổi sang chăn nuôi khác.

Thế nhưng, việc phòng, chống DLTCP cũng như tái đàn sau dịch của tỉnh cũng có khó khăn: Bệnh DTLCP chưa được khống chế triệt để, một số địa phương đã công bố hết dịch lại tái phát dịch; việc tái đàn còn gặp khó khăn do thiếu lợn giống, mặc dù hiện trên địa bàn có một số cơ sở chăn nuôi lợn nái với số lượng lớn nhưng việc sản xuất lợn giống chủ yếu phục vụ nội bộ, không có xuất bán ra ngoài; giá lợn giống cao, người dân rất thận trọng việc tái đàn; việc áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học chăn nuôi trang trại tỷ lệ còn thấp.

Sau DTLCP, việc tái đàn lợn ở Tuyên Quang đã bắt đầu khởi sắc. Ảnh: Đào Thanh.

Sau DTLCP, việc tái đàn lợn ở Tuyên Quang đã bắt đầu khởi sắc. Ảnh: Đào Thanh.

Giá trị sản xuất tăng

Giai đoạn 2016-2020, nông nghiệp của tỉnh tăng trưởng ổn định, tăng bình quân 4,17%/năm; chiếm 22,9% cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 7.300 tỷ đồng, chiếm 83,3%, tăng bình quân 3,88%/năm; giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt trên 1.190 tỷ đồng, chiếm 13,6%, tăng bình quân 5,5%/năm; giá trị sản xuất thủy sản 277 tỷ đồng, chiếm 3,2%, tăng bình quân 6,45%/năm.

Hiện Tuyên Quang có 96.546 con trâu, 36.650 con bò, 570.860 con lợn, 6,3 triệu con gia cầm; sản lượng thịt hơi đạt trên 76.000 tấn/năm, tăng 5,4%/năm; sản lượng sữa tươi đạt trên 21.000 tấn/năm, tăng 13%/năm.

Thủy sản phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa, đặc biệt là nuôi cá đặc sản bằng lồng trên sông, hồ thủy điện. Tổng số lồng nuôi cá hiện có 2.081 lồng, trong đó có 870 lồng cá đặc sản; sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt trên 7.500 tấn/năm.

Toàn tỉnh 275 trang trại chăn nuôi, tăng 125 trang trại so với năm 2015. Tỉnh đã có 1 trang trại “Đạt chuẩn quốc tế GlobalGAP”; 4 cơ sở chăn nuôi lợn VietGAP; 14 cơ sở chăn nuôi được cấp chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh; 11 cơ sở chăn nuôi thực hiện công bố tiêu chuẩn giống theo quy định. Công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đã triển khai thực hiện quyết liệt, kịp thời, hạn chế thấp nhất thiệt hại xảy ra.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đánh giá cao nỗ lực của tỉnh Tuyên Quang trong việc phát triển chăn nuôi gia súc, thủy sản. Đặc biệt tỉnh triển khai thành công việc vận động nhân dân tái đàn ổn định chăn nuôi lợn sau ảnh hưởng bởi DTLCP.

Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, trong bối cảnh ảnh hưởng dịch Covid-19 hiện nay, các ngành chức năng của tỉnh cần đẩy mạnh các chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp theo hướng sạch, an toàn sinh học; thai thác, bảo tồn, phát triển nguồn gen gia súc, gia cầm, thủy sản bản địa quý hiếm; tăng cường kết nối có hiệu quả giữa nhà nước – nhà nông - nhà doanh nghiệp và nhà khoa học…

Nuôi trâu vỗ béo giúp nhiều hộ dân ở huyện Chiêm Hóa có thu nhập khá. Ảnh: Đào Thanh.

Nuôi trâu vỗ béo giúp nhiều hộ dân ở huyện Chiêm Hóa có thu nhập khá. Ảnh: Đào Thanh.

Đề nghị hỗ trợ nâng tầm vóc đàn trâu Tuyên Quang

Đạt được mục tiêu này, tỉnh mong muốn Bộ NN-PTNT giúp đỡ thực hiện các đề tài, dự án khoa học công nghệ cấp nhà nước về cải tạo giống, nâng cao tầm vóc giống trâu Tuyên Quang; phát triển liên kết, nâng cao hiệu quả chăn nuôi trâu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; thực hiện các mô hình thuộc Chương trình Khuyến nông Quốc gia giai đoạn 2020-2025 về hỗ trợ phát triển liên kết nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP đối với nuôi cá lồng bè trên các hồ thủy điện tỉnh Tuyên Quang; đưa các dự án ưu tiên phát triển hệ thống giống trâu, cá đặc sản bản địa Tuyên Quang vào chiến lược phát triển chăn nuôi, chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Đảm bảo an toàn cho ngư dân mùa mưa bão: [Bài 2] Nỗi lo các khu neo đậu tàu thuyền

Trong những năm qua, hệ thống cảng cá ở các tỉnh Duyên hải miền Trung dù đã được đầu tư nâng cấp, nhưng hiện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.