| Hotline: 0983.970.780

Tuyên Quang nỗ lực tái đàn, ổn định chăn nuôi

Thứ Năm 23/04/2020 , 14:26 (GMT+7)

Ngày 23/4, Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Tuyên Quang về tình hình phát triển chăn nuôi.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến tham quan mô hình nuôi trâu bỗ béo tại huyện Chiêm Hóa. Ảnh: Đào Thanh.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến tham quan mô hình nuôi trâu bỗ béo tại huyện Chiêm Hóa. Ảnh: Đào Thanh.

Giai đoạn 2016-2020, nông nghiệp của tỉnh Tuyên Quang có mức tăng trưởng ổn định, tăng bình quân 4,17%/năm; chiếm 22,9% cơ cấu kinh tế của tỉnh; tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh đạt trên 8.767 tỷ đồng.

Hiện nay, tổng đàn trâu của tỉnh là 96.546 con, đàn bò 36.650 con, đàn lợn 570.860 con, đàn gia cầm 6,3 triệu con; sản lượng thịt hơi đạt trên 76.000 tấn/năm, tăng 5,4%/năm; sản lượng sữa tươi đạt trên 21.000 tấn/năm, tăng 13%/năm. Tỉnh có 2.081 lồng cá, trong đó có 870 lồng cá đặc sản; sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt trên 7.500 tấn/năm.

Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đã khiến ngành chăn nuôi của tỉnh bị thiệt hại khá lớn. Tỉnh đã buộc tiêu hủy 29.513 con lợn, tương đương 1.424 tấn lợn hơi. Hiện DTLCP có chiều hướng giảm, đã có 116 xã công bố hết dịch. Qua rà soát sơ bộ, có khoảng 23% số hộ nuôi lợn bị DTLCP đã tái đàn, khoảng 2% chuyển đổi sang chăn nuôi khác. Đến nay, tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh có 586.100 con, bình quân tăng 1%/năm.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đánh giá cao nỗ lực phát triển chăn nuôi cũng như tái đàn lợn sau ảnh hưởng của DTLCP của tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Đào Thanh.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đánh giá cao nỗ lực phát triển chăn nuôi cũng như tái đàn lợn sau ảnh hưởng của DTLCP của tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Đào Thanh.

Thế nhưng, việc phòng, chống DLTCP cũng như tái đàn sau dịch của tỉnh cũng có những khó khăn nhất định như: DTLCP chưa được khống chế triệt để, một số địa phương đã công bố hết dịch lại tái phát dịch; việc tái đàn còn gặp khó khăn do thiếu lợn giống, mặc dù hiện trên địa bàn có một số cơ sở chăn nuôi lợn nái với số lượng lớn nhưng việc sản xuất lợn giống chủ yếu phục vụ nội bộ, không có xuất bán ra ngoài; mặt khác chăn nuôi lợn trên địa bàn chủ yếu quy mô nhỏ, xen kẽ trong khu dân cư, việc áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học chăn nuôi trang trại chiếm tỷ lệ thấp, nên việc tái đàn gặp nhiều khó khăn…

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đánh giá cao nỗ lực của tỉnh Tuyên Quang trong việc phát triển chăn nuôi gia súc, thủy sản. Đặc biệt tỉnh triển khai thành công việc vận động nhân dân tái đài ổn định chăn nuôi lợn sau ảnh hưởng bởi DTLCP.

Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, trong bối cảnh ảnh hưởng dịch Covid-19 hiện nay, các ngành chức năng của tỉnh cần đẩy mạnh các chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp theo hướng sạch, an toàn sinh học; thai thác, bảo tồn, phát triển nguồn gen gia súc, gia cầm, thủy sản bản địa quý hiếm; tăng cường kết nối có hiệu quả giữa nhà nước – nhà nông - nhà doanh nghiệp và nhà khoa học…

Các thành viên trong đoàn công tác cũng đưa ra các ý kiến như, tỉnh cần đẩy mạnh duy trì và phát triển thế mạnh bảo tồn phát triển nguồn giống thủy sản đặc sản, phát triển nghề nuôi cá lồng; có những cơ chế chính sách nghiên cứu duy trì cải tạo giống trâu, bò hạn chế tình trạng nhân giống cận huyết, nhân rộng mô hình chuỗi liên kết; tập trung thực hiện có hiệu quả việc tái đàn lợn sau DTLCP, trên tinh thần tái đàn nhưng không tái dịch…

Mô hình nuôi trâu bỗ béo đã giúp nhiều hộ nông dân ở Tuyên Quang có thu nhập khá. Ảnh: Đào Thanh.

Mô hình nuôi trâu bỗ béo đã giúp nhiều hộ nông dân ở Tuyên Quang có thu nhập khá. Ảnh: Đào Thanh.

Ông Nguyễn Thế Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang tiếp thu các ý kiến đóng góp của Thứ trưởng Phùng Đức Tiến và các thành viên trong đoàn công tác. Ông Giang cũng mong muốn, Bộ NN-PTNT tiếp tục có những sự giúp đỡ, đồng hành cùng chính quyền và người dân Tuyê Quang thúc đẩy ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản của tỉnh phát triển có hiệu quả hơn nữa.

Trong chương trình công tác, đoàn công tác của Bộ NN-PTNT đã đi tham quan thực tế mô hình phát triển chăn nuôi trâu vỗ béo tại xã Vinh Quang, xã Ngọc Hội, huyện Chiêm Hóa; mô hình nuôi cá lồng tại xã Thắng Quân, huyện Yên Sơn.

Xem thêm
Tăng tốc tiêm vacxin phòng bệnh đàn vật nuôi để đạt 'tỷ lệ vàng' trên 80%

BÌNH ĐỊNH Trong bối cảnh thời tiết diễn biến phức tạp, Bình Định tăng tốc tiêm vacxin phòng bệnh bảo vệ đàn vật nuôi, nhằm bảo đảm cung ứng thịt gia súc, gia cầm dịp Tết.

Khuyến nông cộng đồng kết nối phát triển chuỗi giá trị lúa gạo bền vững

HẬU GIANG Khuyến nông cộng đồng là lực lượng nòng cốt, đồng thời là cánh tay đặc lực kết nối doanh nghiệp với tổ chức nông dân phát triển chuỗi giá trị lúa gạo bền vững.

Giống cà chua ngoại hợp đất Mù Cang Chải, năng suất 100 tấn/ha

YÊN BÁI Giống cà chua Beef có nguồn gốc Israel được trồng bằng công nghệ cao, theo tiêu chuẩn VietGAP ở Mù Cang Chải cho năng suất lên tới 100 tấn/ha, chất lượng tốt, giá bán cao.

Bình luận mới nhất