| Hotline: 0983.970.780

Đi lên nhờ chăn nuôi sạch

Thứ Sáu 31/05/2019 , 09:07 (GMT+7)

Những năm qua, người dân ở huyện Mai Sơn (Sơn La) sử dụng công nghệ biogas vào chăn nuôi đã giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm được chi phí, sử dụng triệt để nguồn khí đốt trong sinh hoạt.

Bể biogas được đồng bào dân tộc sử dụng trong chăn nuôi. Ảnh: TH.

Theo đánh giá của Ban quản lý dự án LCASP huyện Mai Sơn, mỗi năm trên địa bàn huyện có 50-60 bể biogas được xây mới. Việc xây dựng công trình khí sinh học đem lợi ích thiết thực cho nông dân, cung cấp nguồn năng lượng sạch thường xuyên và giá rẻ, góp phần giải quyết vấn đề vệ sinh trong chăn nuôi. Khí sinh học sử dụng để nấu ăn và thắp sáng, trung bình mức sử dụng khí sinh học 3,5 giờ mỗi ngày để nấu ăn; số lượng đèn sinh học chiếu sáng 3,19 giờ chiếu sáng/ngày.

Ông Nguyễn Hân Hạnh, cán bộ kỹ thuật dự án LCASP huyện Mai Sơn cho rằng, để có môi trường tốt hơn, nhà ở sạch sẽ hơn, hiện 100% người dân chưa sử dụng sẵn sàng đầu tư xây dựng công trình và coi đó là công nghệ xử lý chất thải chính trong chăn nuôi hộ cá thể.

Ông Hạnh đánh giá: “Dự án các bon thấp triển khai trên địa bàn huyện Mai Sơn rất tốt. Đã giải quyết vấn đề môi trường, có khí gas sinh học phục vụ sinh hoạt trong gia đình, chị em phụ nữ không phải lên rừng lấy củi, không còn phá rừng nữa. Trước kia chưa có biogas chất thải không có chỗ chứa, không xử lý, bốc mùi hôi thối, rừng bị phá. Từ khi có biogas đã xử lý tốt các vấn đề trên. Ngoài ra, sử dụng chất thải biogas để làm phân bón, nước biogas bơm tưới cho cây ăn quả”.

Xã Cò Nòi trọng điểm về chăn nuôi của huyện Mai Sơn, đồng bào dân tộc Mường ở đây “đổi đời” nhờ chăn nuôi kết hợp kinh tế trang trại. Mỗi năm, trên địa bàn xã có khoảng 10 bể biogas được xây mới.

Khí biogas được dùng để đun nấu. Ảnh: TH.

Minh chứng cho đời sống đi lên như gia đình anh Hà Lê Minh, ở bản Pó Hặc, đang chuẩn bị xây nhà mới, một phần nhờ vào cây ăn quả, phần cũng do chăn nuôi mà ra. Năm 2016 được hỗ trợ kinh phí từ 3-5 triệu đồng, anh Minh triển khai xây bể biogas với khối lượng hơn 30m3. Từ khi có bể biogas, môi trường được giải quyết, mỗi năm anh nuôi khoảng 120-130 con lợn.

Theo anh Minh, xây bể biogas đã làm thay đổi tập quán chăn nuôi truyền thống, đem lại cho gia đình nhiều lợi ích trong chăn nuôi, đời sống. Thứ nhất bể biogas phục vụ chất đốt; thứ hai phân gio được xử lý dứt điểm; thứ ba nước, chất thải qua xử lý biogas dùng bón, tưới cho trang trại 1,5ha cây ăn quả phát triển tốt hơn.

Anh Minh chia sẻ: “Khi sử dụng biogas tiết kiệm tiền phân bón rất nhiều, 1ha mận bón 1 tấn phân NPK, nhưng giờ mình chỉ bón 2-3 tạ thôi. Đun nấu nhanh chín, tiết kiệm tiền mua gas công nghiệp. Quan trọng nhất xử lý được chất thải, không ảnh hưởng đến môi trường, không ảnh hưởng đến các gia đình xung quanh. Hiện đồng bào ai chăn nuôi nhiều đều xây bể biogas”.

Cũng như anh Minh, chị Đào Vân Anh, bản Kim Sơn nuôi hơn 100 con lợn, triển khai xây bể biogas gần 7 năm, chị Vân Anh cho hay: “Tôi là người dân đầu tiên ở bản xây dựng bể biogas. Nhà tôi nuôi 20 con lợn nái, 130 con lợn thịt, nước thải, chất thải đều xử lý sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh chuồng trại. Ngày trước mình chăn nuôi không xây hầm biogas ô nhiễm trầm trọng, lãng phí nước, không tận dụng phân gio. Nhà tôi mọi sinh hoạt đều dùng khí sinh học, tôi dùng ga dư còn cho hàng xóm nấu rượu, nấu cơm…

Nước qua xử lý biogas được dùng để tưới cây ăn quả. Ảnh: TH.
Chị Đỗ Vân Anh: “Đồng bào chăn nuôi xây dựng được biogas thì rất tốt, sạch sẽ, mầm bệnh được hạn chế. Ngoài ra, tiết kiệm chi phí rất nhiều, không phải mất tiền mua gas, hay lên rừng lấy củi, phá rừng. Thậm chí, một số đồng bào còn dùng biogas để thắp sáng hằng ngày”.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Bình luận mới nhất